TRƯỜNG HỢP NÀO KHÔNG NÊN ĂN CAM?

TRƯỜNG HỢP NÀO KHÔNG NÊN ĂN CAM?
Ngày đăng: 11/03/2021 03:01 PM
Đồng bào ta thường nói “CAM HÀN, QUÍT NHIỆT, BƯỞI TIÊU" (Cam thì lạnh, Quít thì nóng, Bưởi thì tiêu thực). Câu nói đó bao hàm một sự thật mà đồng bào ta đã chiêm nghiệm và đúc kết qua bao thế hệ về ba loại trái cây trên. Thế mà chúng ta hàng ngày vẫn sử dụng một cách không ý thức về ba thứ trái cây trên cho nên vô tình gây ra nhiều bệnh tật hoặc kéo dài một bệnh lẽ ra đã lành từ lâu.

    TRƯỜNG HỢP NÀO KHÔNG NÊN ĂN CAM?

    Đồng bào ta thường nói “CAM HÀN, QUÍT NHIỆT, BƯỞI TIÊU" (Cam thì lạnh, Quít thì nóng, Bưởi thì tiêu thực). Câu nói đó bao hàm một sự thật mà đồng bào ta đã chiêm nghiệm và đúc kết qua bao thế hệ về ba loại trái cây trên. Thế mà chúng ta hàng ngày vẫn sử dụng một cách không ý thức về ba thứ trái cây trên cho nên vô tình gây ra nhiều bệnh tật hoặc kéo dài một bệnh lẽ ra đã lành từ lâu.

    Có một số người đã thấy vấn đề này. Nhưng các thầy thuốc Y học hiện đại thì chưa “thấy" lắm! Vì khoa học cho biết CAM là một loại trái cây chứa nhiều nước, sinh tố B1 ,B², nhất là sinh tố C, chất ngọt (CAM tiếng Hán – Việt cũng có nghĩa là ngọt). Nói chung, đó là một loại trái cây lành tính, có thể ưu tiên dành cho bệnh nhân mà không tai hại gì. Đó là theo quan điểm Tây Y. Và dĩ nhiên, không đợi bác sĩ bảo, bệnh nhân cũng tự động mua CAM ăn, có khi ăn hàng ngày. Nhất là các bệnh mạn tính (kinh niên), người suy nhược, người ta càng nghĩ cần phải ăn CAM vào nhiều cho bổ. Ai dè chính là mình đang tự “nuôi bệnh " và đang giúp cho bệnh nặng thêm và khó chữa hơn.

    Tôi nói lên điều này sẽ có nhiều “đụng chạm" đến giới Tây Y và bệnh viện vì vẫn chủ trương (hoặc cũng không cầm đoán) cho bệnh nhân ăn CAM. Thật sự, đã đến lúc xét lại vấn đề này, kể cả một số loại trái cây khác như CHUỐI GIÀ (miền Bắc gọi là CHUỐI TIÊU) và một số thức ăn như SỮA (sữa đến hộp). Vì chúng ta đều biết thức ăn, thức uống có liên quan sức khỏe, bệnh tật của con người, nhất là những người đang bệnh. Bệnh gì nên ăn uống gì và nên cữ ăn uống thứ gì, phải nghiên cứu kỹ và nêu lên bảng hẳn hoi ở các cơ sở Y tế, nhất là bệnh viện tại các khoa phòng cho bệnh nhân đừng ăn hoặc các người đi thăm nuôi đừng mua cho bệnh nhân ăn. Nếu ta làm được việc này (cũng không ngoài tầm tay) thì bệnh nhân sẽ mau khỏi bệnh vì bệnh viện sẽ sớm có chỗ trống để lo cho người khác.

    Nhiều người đọc đến đây đã thấy vấn đề TRÁI CAM trở nên nghiêm trọng và thắc mắc không hiểu tại sao thậm chí không tin là vì hàng ngày có biết bao người vẫn ăn CAM thường xuyên mà vẫn không sao cả. Thật ra, chúng ta quên mình đang khỏe, còn đây là nói đến ảnh hưởng của trái CAM đối với người đang bệnh, nhất là đối với một số bệnh sẽ nêu dưới đây, đặc biệt là các bệnh mà Đông Y gọi là HƯ HÀN, thường thuộc về các bệnh mạn tính tức là bệnh kéo dài đã lâu, cơ thể yếu ớt, suy nhược.

    Người ta thường có thói quen tin vào lời khuyên của thầy thuốc. Cho nên hễ thấy “ông thầy" bảo cái gì thì nghe theo, nhất là đối với bác sĩ. Vì thế nhận định và lời khuyên của thầy thuốc có tầm quan trọng lớn trong việc hợp tác giữa bệnh nhân và thầy thuốc trong việc điều trị.

     Để bạn đọc khỏi thắc mắc, tôi trở lại câu nói ở đầu bài của đồng bào ta “CAM HÀN, QUÍT NHIỆT, BƯỞI TIÊU" Qua câu hỏi này, đứng về góc độ Y lý Đông phương mà xét thì CAM thuộc ÂM (Hàn là lạnh thuộc ÂM) tức là một loại trái cây mang các tính chất của ÂM như lạnh, sinh nhiều tân dịch, mềm nhũn, rã rời, rũ rượi. Con người rất kỵ những gì thuộc ÂM vì nếu DƯƠNG đồng nghĩa với sự sống, sự khỏe mạnh thì ÂM đồng nghĩa với sự chết, sự yếu ớt. Nhiều người sẽ nói đây là trên lý thuyết. Thật ra, khái niệm NÓNG LẠNH ở đây là đứng trên quan điểm HÀN, NHIỆT của Đông Y. TRÁI CAM, thật ra chỉ có nghĩa Mát và Lạnh là tuỳ ở cơ thể mỗi người ở một giai đoạn nào đó. Ở đây, tôi muốn nói đến tính chất của TRÁI CAM đối với các bệnh nhân, thường là đối với các bệnh mạn tính, bệnh HƯ HÀN. Đối với các loại bệnh nhân này thì CAM quả tình có tính chất ÂM HÀN đúng như đồng bào ta đã nói. Nếu theo dõi và nghiên cứu kỹ, ta sẽ thấy đa số các tình trạng bệnh sau đây do ảnh hưởng không nhiều thì ít của TRÁI CAM gây ra: ĐAU MỎI CỔ, GÁY, VAI, NHỨC ĐẦU KINH NIÊN, VIÊM PHỐI CẤP TÍNH, VIÊM LOÉT DẠ DÀY, BỆNH ĐƯỜNG RUỘT, VIÊM TAI GIỮA, GHẺ MỦ, TRĨ NỘI, U NHỌT, CẢM HÀN, HUYẾT ÁP THẤP, ĐỔ MỔ HÔI LẠNH, MỆT TIM, LẢ NGƯỜI.... Ta có thể nói rõ như sau:

     Một người bình thường chưa có bệnh rõ rệt, cụ thể, nếu thường xuyên ăn CAM thì rất dễ mắc một trong các bệnh nêu trên tùy ở cơ thể của họ suy yếu ở cơ quan nội tạng nào. Trường hợp đã bị một trong những bệnh trên, nếu nghĩ rằng đau yếu cần phải ăn CAM để bổ dưỡng, mau hết bệnh thì lầm to vì vô tình ta đã nuôi bệnh kéo dài và trầm trọng thêm ra.

     Rất nhiều bệnh nhân đến Cơ sở điều trị của chúng tôi (19 Phạm Ngọc Thạch – Duy Tân Cũ – Quận 3 – TP.Hồ Chí Minh.), sau khi điều tra nghiên cứu, chúng tôi thấy đa số hay sử dụng CAM với mục đích hay thói quen vừa nêu trên. Sau khi nghe lời khuyên CỮ CAM của chúng tôi thì bệnh rất mau lành. Đặc biệt đối với bệnh nhân bị mổ xẻ, nếu ăn CAM vào sẽ dễ bị nhiễm trùng, làm vết thương lên mủ và chảy nước vàng hoài, có ngờ đâu chính là CAM gây ra. Đối với các trường hợp viêm TAI giữa, viêm XOANG cũng thế. Điều trị vừa xong, ăn CAM vào, ngày mai lại có mủ trở lại. Tại sao thế? Rất dễ hiểu vì như đã phân tích: TRÁI CAM thuộc ÂM mà ÂM là một môi trường rất dễ cho vị trùng sinh sôi nẩy nở, cho nên ăn vào nó gây ra hiện tượng tái nhiễm hoặc bội nhiễm là đúng. Còn một yếu tố nữa của TRÁI CAM: đó là tác dụng sinh nhiều Tân dịch của nó. Nếu trong người ta nóng nhiệt, ăn CAM vào sẽ thấy mát vì cơ thể sẽ tiết ra nhiều Tân dịch thì ở trường hợp người bị viêm PHỐI, PHỔI CÓ NƯỚC, ăn CAM vào sẽ là một điều vô cùng nguy hiểm, có thể gây chết người vì PHỐI sẽ tiết thêm nhiều Tân dịch và làm ngộp thở, vi trùng sẽ tăng nhanh trong đó. Đối những người bị GHẺ MỦ, GHẺ PHỎNG, CHÀM (Eczéma), U NHỌT, CÁC BỆNH NGOÀI DA VÀ VIÊM NHIỄM nói chung... ăn CAM vào sẽ “biết đá biết vàng" ngay (có nhiều nước vàng, nhiều mủ và dĩ nhiên rất nhức nhối khó chịu) Để tóm kết bài này, tôi nhắc lại một lần nữa. Các bệnh nhân (Chủ yếu là Việt Nam không nói bên Tây) nên thận trọng trong việc sử dụng TRÁI CAM, một loại trái tưởng là Bổ nhưng không dè lại là TRÁI ĐỘC. Nhưng như đã nói: Nó chỉ ĐỘC đối với một số người và một số bệnh, đặc biệt là các bệnh nêu trên. Nhưng nó vẫn có thể là tốt đối với một số người và bệnh khác. Ta nên lưu ý ở điểm này để khỏi cường điệu và chủ quan. Tuy nhiên phải nói thói quen sử dụng một cách vô ý thức hoặc ý thức sai lệch loại trái cây này đối với đồng bào ta ở khắp nơi, từ lâu nay quả là vấn đề cần xét lại. Nếu ta biết sử dụng một cách có ý thức loại trái cây này thì bệnh tật của nhân dân sẽ giảm đi khá nhiều. Bệnh viện và thầy thuốc cũng đỡ vất vả trong việc chữa bệnh, chi phí thuốc men sẽ giảm bớt đi. Trong lĩnh vực chiến đấu bảo vệ sức khỏe con người, việc tìm hiểu ra nguyên nhân sâu xa của bệnh và việc phòng bệnh là vấn đề quan trọng số một. Cho nên mong bạn đọc quan tâm đến vấn đề chúng tôi vừa nêu trên để có thể bảo vệ sức khỏe tốt cho mình và giống nòi.

                                                                     GSTSKH Bùi Quốc Châu

    (0 Đánh giá)
    Đánh giá
    GSTSKH Bùi Quốc Châu

    GSTSKH Bùi Quốc Châu

    GSTSKH Bùi Quốc Châu nhà phát minh Diện Chẩn – Điều Khiển Liệu Pháp (Huyệt, đồ hình và dụng cụ hoàn toàn mới, không mang tính kế thừa), Âm Dương khí công (tạo được hiệu quả Âm (mát...) và Dương (nóng....) tách biệt, hoàn toàn khác với tất cả những môn khí công trên thế giới)... Tạo nên 1 trường phái y học mới với những định hướng từ 1980 như đề cao tính dân tộc Việt, tình yêu thương, sự đơn giản để mọi người có thể tự chăm sóc, nâng cao sức khỏe bản thân và gia đình theo hướng chủ động, tự nhiên....
    SHOP DIỆN CHẨN
    Zalo
    Hotline
    DMCA.com Protection Status