*DS BÙI KIM TÙNG
Trên internet xuất hiện một số bài giới thiệu tác dụng của nước chanh (dịch quả) với những lời ‘có cánh’. Chúng ta lần lượt phân tích một số vấn đề.
1-Mỗi buổi sáng uống nước một quả chanh sẽ ngừa được bá bệnh?
Theo thời sinh học, acid dịch vị tiết ra nhiều nhất vào ban đêm, vì thế bệnh nhân loét dạ dày được khuyến cáo dùng thuốc kháng-acid trước khi di ngủ. Sáng sớm chưa ăn gì, dịch vị nhiều acid, uống nước chanh là bổ sung acid, chẳng khác gì thêm dầu vào lửa, tăng nguy cơ loét dạ dày. Lóp lót submucosa tiết chất nhày để bảo vệ thánh dạ dày ; nhiều acid khiến lớp nhày bị hủy hoại, lớp lót submucosa bi tổn thương, đâu dạ dày là ‘cái chắc’. Chanh là vị thuốc trị ‘bá bệnh’ hóa ra ‘bá đạo’.
2- Uống nước chanh để ‘trung hòa’ muối trong cơ thể và ‘giải độc’ muối?
Natri clorua trung tính, không phải chất kiềm mà cần acid trung hòa. Natri clorua là muối của acid mạnh (HCl) và badơ mạnh (NaOH) nên rất bền vững. Acid citric của nước chanh là acid yếu, không ảnh hưởng gì tới natri clorua. Natri clorua hiện diện thường xuyên trong cơ thể, không phải chất độc, chỉ với hàm lượng quá cao mới cần loại thải. Acid citric không hiện diện dưới dạng acid tự do trong cơ thể, nó cũng không làm tăng hệ số thanh thải natri clorua. Thế là ‘trớt quớt’. Chỉ có ion Kali (trong rau) mới cạnh tranh bài xuất với natri.
3- Thả vài lát quả chanh vào ly nước là có ‘alkaline water’?
Ngay khi ở trung học, chúng ta đã biết độ trung tính pH = 7, pH < 7 là acid, pH > 7 là chất kiềm. Acid với kiềm như nước với lửa, đối chọi nhau. Bảo rằng cho chanh (acid citric) vào ly nước thành nước kiềm, hoàn toàn phản khoa học.
4- Uống nước chanh để kiềm hóa máu?
Huyết tương có hệ thống đệm để giữ ổn định pH. Bất cứ tác nhân nào gây xáo trộn độ pH của máu cũng gây hậu quả nghiêm trọng. Bào rằng nước chanh dù acid hóa hay kiềm hóa máu đều không tốt. Căn cứ vào các tài liệu sinh hóa gần đây nhất, không có cơ chế nào ‘biến hoá’ acid citric thành chất kiềm trong cơ thể. Phải chăng có sai lệch trong sao chép và phiên dịch.
Tiếp cận gần hơn với bản gốc, các trái cây có tính kiềm trong cơ thể nên trị được ung thư (!). Từ đây chúng tôi ‘mở toang’ vấn đề như sau :
Mô ung thư có tính acid, thịt động vật cũng có tính acid ; Trình tự aminoacid trong thịt động vật có những đoạn gần giống với mô ung thư. Khi ăn vào, thịt bị thủy phân thành những đoạn peptid và aminoacid, những đoạn peptid này được mô ung thư sử dụng ngay, coi như cung cấp nguyên liệu cho mô ung thư phát triển ; đúng là thêm dầu vào lửa – Protein thực vật (rau dền, spirulina, đậu…) có tính kiềm, cấu trúc khác nên mô ung thư không sử dụng được ngay peptid mà phải đợi thủy phân hoàn toàn thành aminoacid, nghĩa là chậm hơn.
Một số bài quảng cáo ‘bỏ đói mô ung thư’ là không đúng; chỉ làm chậm với tính cách ‘câu giờ’ chờ các biện pháp khác. – Protein thực vật có tính kiềm, hoàn toàn khác với ‘kiềm hóa cơ thể’ và ‘kiềm hóa máu’. Đúng là ‘sai một ly, đi một dặm’.
5- Các trái cây, đặc biêt trái cây có múi (như chanh) trị ung thư nhạnh nhất ?
Trong nguyên tử bình thường, các electron đi từng cặp đôi. Gốc tự do có chứa nguyên tử với electrong đơn chiếc ; electron này có nhu cầu giựt bồ trong nguyên tử khác, gây xáo trộn sinh lý. Những chất vô hiệu hóa ‘gốc tự do’ gọi là ‘chất chống oxy-hóa’. Trái cây có nhiều loại chất chống oxy-hóa với khả năng chống oxy-hóa riêng biệt (tính theo IC 50 và ORAC). Chanh có ít vitamin C, ít citroflavonoid nên chỉ số ORAC rất kém.
‘Gốc tự do’ là tác nhân ung thư. Dùng chất chống oxy-hóa để ngừa ung thư, xin nhấn mạnh chỉ ngăn ngừa chứ không xóa được các việc đã rồi. Nói các khác, trái cây chỉ có khả năng ngăn ngừa chứ không trị được ung thư.
Chị tiết bài internet đưa ra trái chanh trị được 12 loại ung thư là chuyện không thể. Bài này còn ‘bơm’ thêm cho ra vẻ hấp dẫn : những nghiên cứu này còn trong vòng bí mật ; bí mật nghĩa là chưa kiểm chứng, chưa được công nhận dùng trị bệnh. Ung thư là bệnh nan y, trị càng sớm càng tốt. Nghe theo lời mách bảo bá vơ, bệnh kéo dài tăng nguy cơ tử vong. Chanh là vị thuốc ‘tuyệt vời’ gây ‘tuyệt vọng’.
Một tác giả khoe trị ung thư bằng ‘năng lương mặt trời’ khỏi 80%!. Xin hỏi con số 80% có được cơ quan y tế nào công nhận chưa hay chỉ có trong tưởng tượng. Y học hiện đại bác bỏ phương pháp này đã đành mà cũng ngược với quan điểm của đông y. Thân thể bệnh nhân ung thư nóng do ‘âm hư hỏa vượng’, theo lẽ bổ âm mới đúng. Tin vào mạng, mất mạng có ngày !
Ngoài những chi tiết quan trọng trên, chanh còn được đồn thồi trị nhiều bệnh khác.
6- Quậy nước chanh vào lòng đỏ trứng, uống trị dứt tức thời mọi chứng ho?
Ho có nhiều loại với nguyên nhân khác nhau : hàn, nhiệt, đờm, dị ứng…Cách dứt tức thời mọi chứng ho là gây tê, mà chanh không có tác dụng gây tê ; thêm lòng đỏ trứng càng ‘vô duyên’.
7- Nước chanh+dầu olive đánh tan sạn thận?
Vắt nước một quả chanh, khuấy đều với một muỗng dầu olive, có thể thêm mật ong cho dễ uống. Uống hết một lần, ngày 2 lần. Một thời gian sau sẽ đánh tan sạn thận (!).
*Nước chanh không hòa với dầu, thế là ‘nước ra nước, cái ra cái’.
*Dầu không đi vào thận, không hiện diện trong nước tiểu nên chẳng ảnh hưởng gì tới sạn thận.
*Citric/citrat vào máu bị chuyển hóa và phân tán ; không có phản ứng trao đổi với muối calci, sạn thận không tan.
Đây là bài mới phát minh, không phải ‘thuốc dân gian’ mà là ‘thuốc ăn gian’. Dùng thuốc ‘bá vơ’ là ‘vơ bá bệnh’ vào mình.
NĂM HIỂU LẦM VỀ NƯỚC CHANH
Nước chanh không đơn thuần là một liệu pháp làm đẹp cho phụ nữ, mà nó còn có những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số người cũng có quan điểm sai về nước chanh.
Dưới đây là những hiểu lầm về thứ đồ uống thơm ngon này.
- Pha nhiều chanh mới tốt
Khi pha nước chanh nhất định phải pha loãng, một lát chanh nguyên vỏ có thể pha với 3- 4 cốc nước. Khi pha kiểu này, nước chanh mới không có vị chua quá gắt, không cần thêm đường hay mật ong vẫn có thể uống được mà hàm lượng calo lại thấp. Chanh nhất định phải giữ nguyên cả vỏ, cắt thành lát mỏng, bởi vì phần vỏ có chứa flavonoid cao hơn so với phần thịt của quả chanh. Hơn nữa tinh dầu chanh cũng chủ yếu tập trung ở vỏ chanh, khi thái lát mỏng, thành phần hương thơm trong vỏ chanh dễ dàng bay ra ngoài, đồng thời giữ lại được các chất chống oxy hóa.
Do cam cũng là một trong những loại quả có múi như cam, quýt nên vỏ chanh cũng chứa flavonoid mang vị đắng. Khi trời nóng sau khi uống một cốc nước chanh vừa có một chút vị đắng kết hợp với một chút vị chua, bạn sẽ có cảm giác giải khát.
- Không dùng nước nóng để pha
Nhiều người cho rằng, không được pha nước chanh bằng nước nóng, vì sợ mất vitamin C. Thực tế là, nước pha chanh không thể quá lạnh, nếu không hương vị sẽ không bay được ra ngoài. Do tính axit của chanh khá mạnh, khả năng chịu nhiệt của vitamin C dưới điều kiện có tính axit khá tốt, nên không dễ bị mất đi. Nếu pha nước chanh với nhiệt độ nước 60 độ thì hoàn toàn không vấn đề gì.
Uống nước chanh ấm hàng ngày là cách dễ nhất để bổ sung lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày cũng như giúp cơ thể hoạt động sung sức.
- Nước chanh có thể gây ra sỏi trong cơ thể
Theo một số người, nước chanh không thể ăn cùng với những thực phẩm giàu canxi, bởi vì canxi và axit citric chanh có thể tạo thành kết tủa, thậm chí còn gây ra sỏi trong cơ thể, ý nghĩ này thật sai lầm. Bởi vì calcium citrate đều hòa tan trong nước, theo thí nghiệm, độ hòa tan của calcium citrate là 0,02g/100g nước, tưởng chừng không cao, nhưng calcium citrate lại là nguyên liệu tốt để chế tạo ra những sản phẩm bổ sung canxi, do nó không cần axit dạ dày để giúp hấp thụ vào cơ thể.
Trên thực tế, axit citric sẽ không tạo sỏi như axit oxalic. Trái lại, các axit hữu cơ như axit citric giúp hấp thụ nhiều loại khoáng chất như canxi, magie, sắt… Nghiên cứu còn chứng minh, axit citric cũng giúp phòng ngừa sỏi thận, thậm chí còn được dùng trong việc điều trị bệnh sỏi thận.
- Đau dạ dày không được uống nước chanh
Có người cho rằng, người nào đau dạ dày thì không thể uống nước chanh, bởi vì tính axit quá mạnh có thể kích thích dạ dày, axit dạ dày quá nhiều thì không tốt. Nhưng trên thực tế, ngâm một lát chanh trong một bình nước lớn, vị chanh lúc này rất nhạt, về cơ bản không chua mấy, chưa đến mức gây loét dạ dày.
Ngoài ra, do axit citric giúp hấp thụ nhiều loại khoáng chất, nên người phương Tây thích rưới nước cốt chanh lên các món cá, thịt, trứng… để có thể giúp tiêu hóa. Đối với những người khó tiêu hóa, thêm một lát gừng trong nước chanh, uống khi dùng bữa sẽ giúp thúc đẩy bài tiết dịch tiêu hóa.
- Chanh có tính axit
Hiện giờ, khá nhiều người vẫn băn khoăn không biết chanh là thực phẩm tính axit hay thực phẩm tính kiềm. Rõ ràng uống nước chanh có vị chua, giá trị PH cũng là tính axit, tại sao vẫn gọi là thực phẩm tính kiềm? Đó là bởi vì mặc dù trong quả chanh có axit citric, nhưng axit citric có thể chuyển hóa trong cơ thể thành carbon dioxit và nước, sau đó carbon dioxide thải ra ngoài theo đường thở, nên tính axit cũng bị loại bỏ.
Còn các ion kali, canxi trong chanh lại được lưu lại trong cơ thể với hình thức của các cation kim loại, do đó được gọi là “thực phẩm tính kiềm”.
Theo Trí Thức Trẻ