Diện Chẩn chữa tim đập nhanh đơn giản với một số kỹ thuật dễ thực hiện sẽ được Công Ty TNHH Quốc Tế Việt Y Đạo hướng dẫn chi tiết ngay trong bài viết sau. Đừng bỏ lỡ bạn nhé.
Diện Chẩn dưỡng sinh được đánh giá là một trong những phương pháp hiệu quả để giảm nhịp tim và cải thiện sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, nhiều người có thể chưa biết cách thực hiện đúng kỹ thuật để đạt hiệu quả tốt nhất.
Vì lẽ đó, Công Ty TNHH Quốc Tế Việt Y Đạo sẽ hướng dẫn cách giảm nhịp tim bằng Diện Chẩn dễ dàng và hiệu quả chỉ với một số kỹ thuật đơn giản mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà. Cùng tham khảo chi tiết cách thực hiện được chia sẻ trong nội dung sau đây nhé.
Nguyên nhân gây ra nhịp tim tăng nhanh
Nhịp tim tăng nhanh là tình trạng tim đập nhanh hơn so với bình thường. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ các rối loạn về tim mạch đến sự mất cân bằng điện giải. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra nhịp tim tăng nhanh mà bạn nên biết:
- Các rối loạn như rung nhĩ, rung thất, hoặc nhịp nhanh kịch phát trên thất;
- Khi động mạch cung cấp máu cho tim bị tắc nghẽn, tim không nhận đủ oxy, làm tăng nguy cơ đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, và nhịp tim tăng nhanh bất thường;
- Tim không bơm máu hiệu quả dẫn đến tăng nhịp tim để cố gắng cung cấp đủ máu cho cơ thể;
- Các vấn đề như hẹp van, hở van tim khiến tim phải làm việc nhiều hơn.
- Sự mất cân bằng điện giải (như kali, magie, canxi) có thể gây rối loạn nhịp tim;
- Huyết áp cao kéo dài khiến tim phải làm việc cật lực hơn, dẫn đến tình trạng nhịp tim tăng nhanh và các biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ và suy tim.
Tác hại của nhịp tim tăng cao
Nhịp tim tăng cao không chỉ gây ra những khó chịu tạm thời mà còn có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe nếu không được kiểm soát. Dưới đây là một số tác hại quan trọng của tình trạng này:
- Khi nhịp tim tăng cao, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể. Điều này có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi và kiệt sức, ngay cả khi không hoạt động gắng sức;
- Giảm lưu lượng máu và oxy tới các cơ quan và mô, gây ra các triệu chứng như chóng mặt, ngất xỉu, và khó thở;
- Cơ tim có thể bị suy yếu, dẫn đến suy tim, tim không thể bơm máu đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể;
- Có thể góp phần làm tăng huyết áp, gây thêm áp lực lên thành mạch máu và tim, làm tăng nguy cơ các biến chứng tim mạch như đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Cách đo nhịp tim tại nhà
Để đo nhịp tim tại nhà, bạn có thể thực hiện theo các bước đơn giản sau đây.
Thao tác thực hiện
Sau đây là 2 cách phổ biến để bạn có thể đo nhịp tim bằng tay:
- Cách 1: Dùng 2 ngón tay trỏ và giữa đặt nhẹ lên vị trí động mạch ở cổ: nằm ngay cạnh 2 bên vùng khí quản yết hầu;
- Cách 2: Đặt 3 ngón tay tại động mạch ở cổ tay, vị trí điểm ở giữa xương và gân dưới gốc ngón tay cái.
Sau khi đặt tay vào và cảm thấy mạch đập thì bắt đầu bấm giờ và đếm số nhịp đập trong vòng 1 phút. Sau đây là bảng nhịp tim tiêu chuẩn theo từng độ tuổi:
Độ tuổi |
Tiêu chuẩn nhịp tim (nhịp/phút) |
Trẻ sơ sinh |
120 – 160 |
Trẻ em từ 1 – 12 tháng tuổi |
80 – 140 |
Trẻ em từ 1 – 2 tuổi |
80 – 130 |
Trẻ em từ 2 – 6 tuổi |
75 – 120 |
Người trưởng thành |
60 – 100 |
Người già trên 60 tuổi |
60 – 80 |
Giới thiệu phương pháp Diện Chẩn
Diện Chẩn dưỡng sinh hoạt động dựa trên nguyên lý phản xạ học và hệ thống huyệt đạo. Khi kích thích các điểm phản xạ trên khuôn mặt hoặc cơ thể, nó sẽ gửi tín hiệu tới não bộ và các cơ quan liên quan, giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm đau, và điều chỉnh chức năng của các cơ quan nội tạng.
Cách thực hiện Diện Chẩn chữa tim đập nhanh
Ngay khi biết tim đập nhanh và cảm thấy khó chịu, có thể thực hiện các cách sau đây để giảm nhịp tim:
- Cách 1: Nắm bàn tay trái lại và đặt ngón cái lên trên. Theo nguyên tắc Đồng Ứng thì bàn tay trái nắm lại như vậy sẽ giống hình quả tim, khi đó tiến hành co bóp nắm tay theo nhịp chậm rãi khoảng vài phút, sẽ làm giảm nhịp tim;
- Cách 2: Dùng đầu ngón tay giữa ấn và giữ vào vị trí điểm hõm trên bình tai bên trái khoảng 30 giây đến 1 phút. Đây là huyệt số 57 theo phương pháp Diện Chẩn Dưỡng Sinh có tác dụng làm hạ nhịp tim.
Xem Thêm: Tra Huyệt Diện Chẩn
Bạn có thể tiến hành một hoặc cả hai cách trên khi bị tình trạng tim đập nhanh. Nếu sau khi làm, bạn cảm thấy thoải mái dễ chịu, bớt hồi hộp thì đã đạt kết quả tốt. Còn nếu vẫn thấy tình trạng nhịp tim cao kéo dài kéo dài, kèm theo các cảm giác sau:
- Cảm thấy khó thở hoặc thở hụt hơi, phải rướn người lên mới thở được;
- Có cảm giác lo lắng, bồn chồn, hồi hộp;
- Nhận thấy rõ tim đập mạnh, thình thịch trong ngực, cổ, họng và lồng ngực bị rung lên;
- Đau đầu, đau thắt ngực;
- Chóng mặt, choáng ngất.
Thì nên nhanh chóng thăm khám và điều trị sớm nhất để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Xem Thêm: Mua Dụng Cụ Diện Chẩn
Các lưu ý khi tiến hành Diện Chẩn
Để đảm bảo Diện Chẩn đạt hiệu quả tối ưu và an toàn, bạn cần lưu ý các yếu tố sau:
- Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần xác định chính xác vị trí các huyệt đạo trên khuôn mặt và cơ thể. Sai sót trong việc xác định huyệt đạo có thể dẫn đến tác dụng không mong muốn;
- Áp dụng lực vừa phải khi kích thích các huyệt đạo, tránh gây tổn thương da và mô mềm;
- Thực hiện phương pháp này với thời gian và tần suất hợp lý, không quá nhiều hoặc quá ít;
- Diện Chẩn sẽ đạt hiệu quả tốt nhất khi được kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện khoa học. Hãy duy trì lối sống lành mạnh để cải thiện sức khỏe toàn diện.
Xem Thêm: Các Khóa Học Diện Chẩn
Hy vọng qua cách xử lý tim đập nhanh bằng Diện Chẩn mà Công Ty TNHH Quốc Tế Việt Y Đạo vừa chia sẻ đã giúp bạn biết thêm phương pháp chăm sóc sức khỏe an toàn và hiệu quả cho bản thân và gia đình. Theo dõi chúng tôi hằng ngày để cập nhật thêm nhiều bí quyết chăm sóc sức khỏe và thông tin hữu ích khác bạn nhé.