Diện Chẩn chữa phồng đĩa đệm là phương pháp hỗ trợ điều trị, làm giảm các cơn đau tạm thời do phồng đĩa đệm mang lại mang lại một cách hiệu quả, an toàn. Hãy theo dõi nội dung dưới đây để cùng Công Ty TNHH Quốc Tế Việt Y Đạo tìm hiểu chi tiết về phương pháp điều trị này.
Phồng đĩa đệm là một căn bệnh phổ biến xảy ra ở rất nhiều người, đặc biệt là người già và những người có lối sống không lành mạnh. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ biến chứng vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động sau này.
Do đó, Công Ty TNHH Quốc Tế Việt Y Đạo ở đây giúp bạn hiểu sâu hơn về Diện Chẩn chữa phồng đĩa đệm. Hãy khám phá chi tiết hơn về phương pháp này trong nội dung dưới đây. Đừng bỏ lỡ nhé!
Phồng đĩa đệm là gì?
Phồng đĩa đệm bệnh lý về cột sống, trong đó đĩa đệm (bộ phận đệm giữa các đốt sống) bị phồng lên hoặc lồi ra khỏi vị trí bình thường. Mặc dù nhân nhầy bên trong đĩa đệm vẫn còn nằm trong bao xơ, sự phồng lên này có thể gây áp lực lên các dây thần kinh xung quanh, dẫn đến các triệu chứng đau và khó chịu.
Phồng đĩa đệm thường được coi là giai đoạn sớm hoặc thể nhẹ của thoát vị đĩa đệm. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, tình trạng phồng đĩa đệm có thể tiến triển thành thoát vị đĩa đệm, gây ra những biến chứng nghiêm trọng hơn như đau dữ dội, tê bì chân tay, thậm chí là yếu liệt.
Dấu hiệu nhận biết bệnh phồng đĩa đệm
Sau đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết từ sớm:
- Đau thắt lưng: Khi bị phồng đĩa đệm ở vùng thắt lưng, sẽ bị đau nhức âm ỉ, đau buốt và căng cứng chỗ bị đau;
- Cơn đau lan rộng: Khi bệnh trở nặng thì cơn đau sẽ lan ra khắp các vùng cơ thể: mông, đùi và chân,..;
- Đau khi vận động: Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau khi ho, hắt hơn, vận động mạnh,.. hoặc có thể đau hơn khi đứng, ngồi 1 chỗ quá lâu;
- Rối loạn chức năng đại tiểu tiện: Trường hợp bệnh trở nặng có thể ảnh hưởng đến bàng quang, gây khó khăn trong việc đại tiểu tiện.
Nguyên nhân gây ra chứng phồng đĩa đệm
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra chứng phồng đĩa đệm, cụ thể là:
- Tuổi tác: Càng lớn tuổi, đĩa đệm càng mất nước và độ đàn hồi. Vì vậy khi có bất kỳ tác động hay chèn ép, đĩa đệm dễ phồng lên;
- Chấn thương: Các tai nạn, va chạm như té ngã làm tác động đột ngột lên đĩa đệm, dẫn đến nguy cơ phồng đĩa đệm;
- Chế độ làm việc: Do ngồi lâu một chỗ hoặc thường mang vác, vật nặng;
- Thừa cân: Cân nặng tạo áp lực lên đĩa đệm, làm tăng ảnh hưởng đến cấu trúc xương;
- Di truyền: Nếu có cha mẹ có đĩa đệm yếu, khả năng con cái cũng sẽ bị bệnh phồng đĩa đệm là cao.
Phác đồ chữa phồng đĩa đệm bằng Diện Chẩn
Tùy theo tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người mà sẽ áp dụng phác đồ điều trị phù hợp. Để xác định chính xác vị trí các huyệt đạo, kỹ thuật viên sẽ sử dụng que dò, ấn nhẹ để kiểm tra cảm giác đau nhói.
Bước 1 (Day ấn bộ Giãn cơ và Thông tắc)
Thực hiện day ấn các huyệt sau:
- Huyệt 0: Nằm trong rãnh bình tai, tại nếp gấp nhăn;
- Huyệt 1: Nằm giữa hai huyệt 61, lệch lên trên 1mm;
- Huyệt 16: Trên đầu nếp nhăn loa tai, giáp với mí dáy tai trên, về phía trước mặt;
- Huyệt 19: Đầu trên của rãnh nhân trung, tiếp giáp với nếp nhăn sống mũi. Kiểm tra bằng cách ấn que dò, nếu thấy đau là đúng huyệt;
- Huyệt 41: Phía ngoài tròng đen mắt phải kéo xuống. Dùng que dò ấn, nếu thấy đau nhói là đúng huyệt;
- Huyệt 61: Giao điểm giữa đường viền cánh mũi kéo lên một chút và đường pháp lệnh (điểm gặp nhau của đường viền cánh mũi và đường giáp lệnh);
- Huyệt 275: Từ mí dáy tai kéo dài xuống mí tóc mai khoảng 1mm;
- Huyệt 290: Từ huyệt số 1, dịch sang ngang 2mm.
Bước 2 (Day ấn bộ thoái vị đĩa đệm)
Day ấn các huyệt sau:
- Huyệt 15: Phía sau lỗ dáy tai, phần lõm vào;
- Huyệt 13: Giao điểm giữa đường cánh mũi và đường pháp lệnh kéo lên khoảng 2mm;
- Huyệt 65: Phía trên đầu chân mày;
- Huyệt 106: Nằm giữa hai huyệt 103 và 26;
- Huyệt 103: Giao điểm giữa trán và đường dọc sống mũi;
- Huyệt 97: Từ tròng đen phía bên trong của mắt, kéo qua chân mày khoảng 1mm về phía trong cánh mũi;
- Huyệt 73: Nằm giữa điểm con ngươi kéo sang hốc mắt;
- Huyệt 7: Từ huyệt 63 kéo sang ngang, gặp đường thẳng giữa lỗ mũi kéo xuống.
Xem Thêm: Tra Huyệt Diện Chẩn
Quy trình điều trị phồng đĩa đệm bằng phương pháp Diện Chẩn
Dựa trên phác đồ huyệt đạo đã xác định sẽ tiến hành các bước sau:
- Day ấn huyệt: Sử dụng que lăn hoặc hai đầu ngón tay cái ấn nhẹ nhàng vào từng huyệt đạo trong khoảng 30-60 giây;
- Kích thích huyệt cột sống: Dùng dụng cụ gõ, lăn, hoặc hơ trực tiếp lên các huyệt đạo dọc theo cột sống;
- Bấm, cạo, day huyệt: Thực hiện các thao tác bấm, cạo, day vào từng vị trí huyệt đạo trên mặt;
- Khai thông sinh huyệt (trường hợp nặng): Đối với các trường hợp phồng đĩa đệm nặng, có thể tiến hành khai thông sinh huyệt ở trán, sống mũi và bàn chân.
Kết quả điều trị:
- 3 ngày đầu: Người bệnh sẽ cảm nhận được sự thuyên giảm các triệu chứng phồng đĩa đệm, đồng thời có thể xuất hiện cảm giác ê mông, chân và đùi;
- 6-7 ngày: Cơ thể sẽ cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn, các triệu chứng nhức mỏi cột sống gần như biến mất.
Xem Thêm: Mua Dụng Cụ Diện Chẩn
Hiệu quả khi ứng dụng Diện Chẩn chữa phồng đĩa đệm
Tác dụng của Diện Chẩn đối với phồng đĩa đệm:
- Giảm đau hiệu quả: Giúp giảm đau nhức do phồng đĩa đệm gây ra mà không cần dùng thuốc hay các biện pháp xâm lấn, hạn chế tác dụng phụ lên sức khỏe;
- Tăng cường sức đề kháng: Kích thích cơ thể tăng cường khả năng tự chữa lành, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm;
- Đả thông kinh mạch: Giúp lưu thông khí huyết, ngăn ngừa tình trạng ứ trệ gây chèn ép dây thần kinh.
Xem Thêm: Các Khóa Học Diện Chẩn
Một số điều cần lưu ý khi áp dụng Diện Chẩn
Khi thực hiện Diện chẩn người bệnh nên chú ý đến một số điều sau đây:
- Tìm kiếm nơi thăm khám uy tín;
- Luôn tham khảo bác sĩ hoặc chuyên gia diện chẩn trước khi bắt đầu;
- Trong quá trình điều trị không nên vận động mạnh, để tránh làm tổn thương cột sống;
- Nên thay đổi vị trí liên tục để không làm tăng áp lực lên cột sống;
- Phải luôn theo dõi tình trạng và hiệu quả khi diện chẩn. Nếu bệnh không khá lên thì nên dừng điều trị.
Hy vọng rằng sau những điều chia sẻ trên có thể giúp bạn nắm rõ hơn về phương pháp Diện Chẩn chữa phồng đĩa đệm. Hãy theo dõi Công Ty TNHH Quốc Tế Việt Y Đạo mỗi ngày để được cập nhật thêm nhiều thông hữu ích nữa nhé.