Bạn đang mệt mỏi vì những cơn đau chân dai dẳng? Đừng lo, Công Ty TNHH Quốc Tế Việt Y Đạo sẽ chia sẻ đến bạn phương pháp Diện Chẩn chữa đau chân an toàn, hiệu quả trong nội dung dưới đây. Hãy khám phá ngay!
Đau chân đang trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người, đặc biệt là những người lớn tuổi hoặc phải làm việc nặng. Các cơn đau nhức, tê bì không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Bạn đã thử nhiều cách chữa trị nhưng vẫn chưa tìm được giải pháp hiệu quả?
Hãy cùng Công Ty TNHH Quốc Tế Việt Y Đạo tìm hiểu về liệu pháp Diện Chẩn chữa đau chân, giúp xua tan những cơn đau nhức và mang lại cuộc sống khỏe mạnh ngay sau đây. Đừng bỏ lỡ bạn nhé!
Nguyên nhân gây đau chân
Đau chân là một triệu chứng khá phổ biến, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, cụ thể là:
- Chấn thương: Va đập, bong gân, trật khớp, gãy xương... có thể gây đau nhức ngay lập tức hoặc sau một thời gian;
- Viêm khớp: Các bệnh viêm khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp dạng vẩy nến... gây sưng, đau và cứng khớp;
- Thoái hóa khớp: Sụn khớp bị bào mòn dẫn đến đau nhức, đặc biệt ở người cao tuổi;
- Gót chân bị gai: Hình thành một mấu xương nhỏ ở gót chân, gây đau khi đi lại;
- Viêm gân: Gân bị viêm gây đau nhức, thường gặp ở những người vận động mạnh;
- Bàn chân bẹt: Ảnh hưởng đến tư thế và gây đau chân, lưng.
Diện Chẩn chữa đau chân là gì?
Diện Chẩn là một phương pháp điều trị đau chân, thuộc bộ kỹ thuật Diện Chẩn học được phát triển vào năm 1980. Phương pháp này tương tự như bấm huyệt trong việc điều trị đau chân, nhưng điểm khác biệt chính là Diện Chẩn sử dụng các điểm sinh huyệt trên mặt thay vì bấm trực tiếp tại vùng chân bị đau.
Phương pháp này giúp cải thiện sức đề kháng và khai thông các tắc nghẽn trong kinh mạch, từ đó đưa cơ thể về trạng thái cân bằng. Điều này hỗ trợ phục hồi chức năng và mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người bệnh.
Xem Thêm: Các Khóa Học Diện Chẩn
Ưu và nhược điểm khi chữa đau chân bằng Diện Chẩn
Khi áp dụng Diện Chẩn để chữa đau chân, phương pháp này mang lại cả những ưu điểm và hạn chế nhất định.
Ưu điểm
Bạn sẽ bất ngờ với những lợi ích mà Diện Chẩn mang lại cho việc điều trị đau chân, cụ thể như sau:
- Là phương pháp tự nhiên, không sử dụng thuốc nên ít gây tác dụng phụ;
- Nhiều người đã cảm thấy giảm đau đáng kể sau khi thực hiện Diện Chẩn đều đặn;
- Việc tác động lên các huyệt đạo giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm sưng viêm;
- Có thể áp dụng cho nhiều nguyên nhân gây đau chân như đau thần kinh tọa, viêm khớp, đau cơ,...
- Ngoài việc giảm đau, Diện Chẩn còn giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, tăng cường hệ miễn dịch.
Nhược điểm
Tuy nhiên, phương pháp này vẫn tồn tại một số nhược điểm:
- Không phải là phương pháp điều trị duy nhất, thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp điều trị khác để đạt hiệu quả tốt nhất;
- Để đạt được hiệu quả, bạn cần thực hiện Diện Chẩn đều đặn trong một thời gian dài;
- Với những trường hợp đau chân nặng, nguyên nhân sâu xa hoặc do tổn thương nghiêm trọng, Diện Chẩn có thể không mang lại hiệu quả;
- Để điều trị đúng cách, bạn nên tìm đến những người có kinh nghiệm hoặc các cơ sở uy tín;
- Mặc dù được nhiều người tin dùng, nhưng Diện Chẩn vẫn chưa có nhiều nghiên cứu khoa học đầy đủ để chứng minh hiệu quả trên diện rộng.
Phác đồ điều trị đau chân bằng Diện Chẩn
Khi điều trị đau chân bằng Diện Chẩn, các bước chính bao gồm việc tác động trực tiếp lên hai huyệt đạo: huyệt số 9 và huyệt 197. Các chuyên gia thường kết hợp các kỹ thuật như day ấn và xoa bóp để giảm đau.
Điều trị đau chân tại huyệt đạo số 9
Tại huyệt đạo số 9, bạn hãy thực hiện như sau:
- Xác định vị trí huyệt đạo: Huyệt số 9 nằm tại giao điểm của đường kéo từ gờ cạnh ngoài của hốc mắt với đường ngang của khóe miệng. Để xác định chính xác, sử dụng que dò, nếu ấn nhẹ và cảm thấy đau nhói thì vị trí huyệt đã được xác định đúng.
- Tác động lên huyệt chữa đau chân:
- Bằng tay: Day huyệt số 9 trong 1 phút, sau đó ấn chặt trong 30 giây, thực hiện động tác này 3 lần mỗi ngày;
- Dụng cụ lăn cầu gai: Sử dụng con lăn bằng nhựa cao cấp với các đầu gai tròn để tác động lên huyệt, lăn qua lăn lại 30 lần ở huyệt số 9 mỗi ngày để cải thiện tình trạng đau chân.
Xem Thêm: Tra Huyệt Diện Chẩn
Điều trị đau chân tại huyệt đạo 197
Các bước điều trị đau chân tại huyệt đạo 197 là:
- Xác định vị trí huyệt đạo 197: Huyệt 197 nằm phía trước trán, cách 1,5 – 2 cm. Để xác định chính xác, dùng que dò lăn qua vùng chứa huyệt, điểm nào cảm thấy đau nhói là huyệt 197;
- Tiến hành bấm huyệt 197: Day ấn huyệt 197 trong khoảng 30 giây đến 1 phút, thực hiện 3 lần mỗi ngày để giảm đau nhức chân do các nguyên nhân như viêm khớp hoặc thoái hóa khớp.
* Lưu ý: Nếu đã thực hiện Diện Chẩn trên cả hai huyệt số 9 và 197 mà đau chân vẫn không giảm, có thể cần kết hợp thêm bấm huyệt ở vùng xương gò má.
Xem Thêm: Mua Dụng Cụ Diện Chẩn
Hy vọng qua những thông tin chia sẻ trên đây, bạn đã hiểu thêm về phương pháp Diện Chẩn chữa đau chân và hiệu quả vượt trội mà phương pháp này mang lại. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên với với Công Ty TNHH Quốc Tế Việt Y Đạo để được giải đáp bạn nhé!