Theo nghiên cứu, có hơn 50% dân số Việt Nam mắc bệnh trĩ, làm cản trở đến quá trình sinh hoạt và gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Diện Chẩn chữa bệnh trĩ là phương pháp giúp cải thiện tình trạng bệnh trĩ và nâng cao sức khỏe cho người bệnh mà không cần sử dụng thuốc. Sau đây, Công Ty TNHH Quốc Tế Việt Y Đạo sẽ giới thiệu chi tiết về phương pháp này. Hãy theo dõi ngay nhé!
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ
Bệnh trĩ là tình trạng các đám rối tĩnh mạch ở hậu môn bị căng giãn quá mức, hình thành nên búi trĩ. Căn bệnh gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, các dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ là:
- Vùng hậu môn bị chảy máu;
- Đau rát, ngứa ngáy, vướng víu, sưng tấy, căng tức ở hậu môn;
- Khó khăn khi đi đại tiện;
- Có mùi hôi thối khó chịu;
- Tâm lý e ngại, sợ đi vệ sinh…
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ
Những nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ là:
- Rặn mạnh khi đi cầu: khiến tĩnh mạch bị căng giãn quá mức;
- Ngồi lâu trên bồn cầu: gây áp lực cao cho hậu môn;
- Táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính: dẫn đến áp lực hậu môn, hình thành búi trĩ;
- Béo phì: ảnh hưởng đến lưu thông máu ở vùng hậu môn;
- Mang thai: kích thước tử cung tăng, thai nhi chèn ép vào trực tràng;
- Tuổi tác: cấu trúc mô nâng đỡ các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị trở nên lỏng lẻo và nhão dần;
- Chế độ ăn uống: ăn ít chất xơ, nhiều thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhanh, đồ uống có gas,…
- Các nguyên nhân khác: giao hợp qua đường hậu môn, ngồi xổm nhiều,…
Bên cạnh đó, bệnh trĩ được chia thành 4 cấp độ:
- Cấp độ 1: búi trĩ nằm hoàn toàn trong hậu môn, không ló ra ngoài;
- Cấp độ 2: búi trĩ lòi ra ngoài khi đi vệ sinh nhưng có thể tự co lại vào bên trong sau đó;
- Cấp độ 3: búi trĩ thò ra ngoài thường xuyên và cần phải dùng tay đẩy vào sau khi đi vệ sinh;
- Cấp độ 4: búi trĩ lòi ra ngoài liên tục và không thể tự co lại vào bên trong.
Phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp Diện Chẩn
Có thể dùng phương pháp Diện Chẩn để làm giảm triệu chứng bệnh trĩ như sau:
- Đối với người hay bị táo bón:
- Dùng con lăn lăn vùng môi trên: tác động đến đại tràng, hỗ trợ dễ đại tiện hơn.
- Vuốt vùng môi trên: dùng 2 ngón tay vuốt nhẹ nhàng hoặc mạnh hơn để làm nóng ấm vùng từ dưới mép phải vòng qua môi trên qua mép trái xuống tới hết chót cằm;
- Ấn giữ Huyệt 19 và mở miệng từ từ ra: lặp lại vài lần;
- Cào nhẹ nhàng: sử dụng cây cào hoặc các móng tay khum lại cào nhẹ nhàng từ gốc ngón cái đến gốc của bàn tay (tham khảo đồ hình phản chiếu nội tạng);
- Gãi nhẹ nhàng vào cùi chỏ, chót cằm hay đầu mũi vùng huyệt 143: khi đang bị táo bón.
- Đối với người đã bị trĩ:
- Nắm khum bàn tay tạo lỗ hổng: phần ngón út hướng lên trên, phần ngón cái hướng xuống dưới. Dùng ngón trỏ đẩy xoáy từ dưới lên theo chiều kim đồng hồ, mỗi lần làm 30 cái, thực hiện 2-3 lần mỗi ngày;
- Hơ búi trĩ bằng nhang ngải cứu: giúp búi trĩ co vào;
- Sử dụng phác đồ hỗ trợ: kết hợp Bộ Thăng (127,50,19,37,1,73,189,103,300,0) và Huyệt Bộ Vị vùng cơ quan hậu môn (19,126,365,143).
Xem Thêm: Tra Huyệt Diện Chẩn
Cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả
Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả bằng cách điều chỉnh lối sống và sinh hoạt hợp lý như sau:
- Ăn nhiều chất xơ: cần bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,… vì chất xơ giúp làm mềm phân và giảm nguy cơ táo bón;
- Uống nhiều nước: nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để giúp cơ thể đào thải độc tố, làm mềm phân;
- Tránh rặn mạnh khi đi đại tiện: vì có thể khiến các tĩnh mạch ở hậu môn bị căng giãn, dẫn đến bệnh trĩ;
- Đi đại tiện đúng giờ ngay khi có cảm giác mắc cầu: vì có thể dẫn đến táo bón;
- Tập thể dục thường xuyên: giúp tăng cường lưu thông máu, giảm áp lực lên vùng hậu môn và phòng ngừa táo bón;
- Tránh ngồi lâu: ngồi lâu một chỗ có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn.
Xem Thêm: Mua Dụng Cụ Diện Chẩn
Qua những thông tin mà Công Ty TNHH Quốc Tế Việt Y Đạo chia sẻ trên đây, có thể thấy Diện Chẩn chữa bệnh trĩ là giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả và an toàn. Để đạt hiệu quả tốt nhất khi sử dụng Diện Chẩn, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia, kiên trì thực hiện mỗi ngày và kết hợp với chế độ ăn uống.