Diện Chẩn Chữa Bệnh Tiêu Chảy

English Vietnam
Diện Chẩn Chữa Bệnh Tiêu Chảy
Ngày đăng: 17/06/2024 05:53 PM
Diện Chẩn chữa bệnh tiêu chảy giúp bạn điểu trị tiêu chảy hiệu quả và lấy lại cuộc sống khỏe mạnh, tự tin. Hãy cùng Công Ty TNHH Quốc Tế Việt Y Đạo tìm hiểu chi tiết về giải pháp này ngay sau đây.

    Diện Chẩn chữa bệnh tiêu chảy giúp bạn điểu trị tiêu chảy hiệu quả và lấy lại cuộc sống khỏe mạnh, tự tin. Hãy cùng Công Ty TNHH Quốc Tế Việt Y Đạo tìm hiểu chi tiết về giải pháp này ngay sau đây.

    Tiêu chảy là một vấn đề tiêu hóa phổ biến, gây ra bởi nhiều nguyên nhân như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, dị ứng thực phẩm, ngộ độc thực phẩm,... Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu mà còn dẫn đến nguy cơ mất nước và mất cân bằng điện giải. Vì thế, Công Ty TNHH Quốc Tế Việt Y Đạo sẽ đi phân tích liệu pháp Diện Chẩn chữa bệnh tiêu chảy giúp bạn điều trị bệnh này một cách hiệu quả. Hãy tham khảo ngay nhé!

    Tiêu chảy là gì?

    Tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa phổ biến, gây ra bởi sự thay đổi trong hoạt động của ruột. Khi bị tiêu chảy, phân của bạn sẽ trở nên lỏng, nát và có thể đi ngoài nhiều lần trong ngày.

    Tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như sau:

    • Nhiễm trùng: do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể;
    • Ngộ độc thực phẩm: ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm bởi vi khuẩn hoặc độc tố;
    • Dị ứng thực phẩm: ăn phải thực phẩm mà bị dị ứng;
    • Tác dụng phụ của thuốc: một số loại thuốc (đặc biệt là thuốc kháng sinh) có thể gây ra tác dụng phụ là tiêu chảy;
    • Căng thẳng: căng thẳng tinh thần có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và gây ra tiêu chảy;
    • Bệnh lý đường tiêu hóa: bệnh Crohn, viêm loét đại tràng cũng có thể gây ra tiêu chảy.

    Nguyên nhân của bệnh tiêu chảy dưới góc nhìn Đông y và Tây y

    Nguyên nhân và triệu chứng tiêu chảy dưới góc nhìn Đông y và Tây y:

    Đông y

    Tiêu chảy do Hàn thấp (tiêu chảy do lạnh):thường có các biểu hiện như bụng lạnh, đi ngoài nhiều nước loãng, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, không khát, lưỡi trắng nhạt. Nguyên nhân là do ăn uống lạnh, sinh hoạt trong môi trường lạnh, hoặc cơ địa hàn yếu.

    Tiêu chảy do Thấp nhiệt (tiêu chảy có nhiễm trùng): thường có các biểu hiện như Đau bụng quặn thắt, đi ngoài phân nâu, mũi nghẹt, hậu môn nóng rát, tiểu tiện ít và đỏ, khát nước, lưỡi vàng nhạt. Nguyên nhân là do nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng.

    Tây y

    Dưới góc nhìn Tây y sẽ có các nguyên nhân sau đây:

    • Suy yếu chức năng hấp thụ nước của ruột: khi ruột không thể hấp thụ đủ nước từ thức ăn, phân sẽ trở nên lỏng và đi ngoài nhiều lần hơn bình thường dẫn đến tiêu chảy;
    • Tăng tiết chất nhầy: do sự lên men quá mức hoặc thiếu máu ruột, lượng chất nhầy tiết ra tăng cao, góp phần làm loãng phân và dẫn đến tiêu chảy;
    • Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột: hệ vi sinh vật bị mất cân bằng, do sử dụng kháng sinh hoặc các nguyên nhân khác, có thể dẫn đến tiêu chảy;
    • Rối loạn nhu động ruột: nhu động ruột là quá trình co bóp giúp di chuyển thức ăn qua hệ tiêu hóa. Khi nhu động ruột bị rối loạn, thức ăn di chuyển quá nhanh hoặc quá chậm, dẫn đến tiêu chảy.

    Điều trị tiêu chảy bằng Diện Chẩn

    Diện Chẩn là phương pháp y học cổ truyền độc đáo sẽ mang đến giải pháp hiệu quả để trị tiêu chảy, đem lại sự thoải mái và khỏe mạnh cho bạn.

    Nguyên nhân và triệu chứng theo Diện Chẩn

    Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến được đề cập trước đây, tiêu chảy còn có thể xuất phát theo những lí do sau đây:

    • Cơ địa yếu kém: Đông y gọi là tì, vị hư hàn, hay nói dễ hiểu hơn là hệ tiêu hóa vốn yếu ớt, dễ bị tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài, xấu bụng, lạnh bụng;
    • Tác nhân bên ngoài: Nóng hoặc lạnh đột ngột có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy hay do ăn thức ăn kị với cơ địa, ví dụ như rau sống, nước lã, đồ nhiều mỡ,... cũng có thể gây ra tiêu chảy.

    Tóm lại, dấu hiệu nhận biết của bệnh tiêu chảy thường là đau bụng, đi cầu nhiều lần, phân lỏng và đôi lúc toàn là nước. Bộ tiêu hóa yếu, thói quen ăn uống bậy bạ, thiếu vệ sinh hay lựa chọn thức ăn không phù hợp (kiêng kị với cơ thể),... có thể dẫn bệnh tiêu chảy.

    Ngoài ra, trẻ em ở các thời kỳ sắp mọc răng, sắp lật,... cũng có thể bị tiêu chảy, tuy nhiên trường hợp này cũng không đáng lo ngại vì khi trả qua giai đoạn này thì sẽ hết tiêu chảy.

    * Lưu ý: cần phân biệt trường hợp phân ướt do mọc răng, sắp lật,... và phân khô do phản ứng tự vệ của cơ thể khi loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể.

    Chẩn đoán

    Thông tin về các huyệt đạo liên quan đến bệnh tiêu chảy như sau:

    • Tiêu chảy do lạnh: khi dùng que dò khám, các huyệt đạo sau thường có cảm giác đau như 365, 22, 127, 19, 37, 50, 1, 103, 0;
    • Tiêu chảy do nóng: khi dùng que dò khám, các huyệt đạo sau thường có cảm giác đau như 16, 26, 3, 85, 365;
    • Tiêu chảy kinh niên: thường có một trong hai dấu hiệu như thẹo ở giữa huyệt 126, 342 hoặc tàn nhang ở viền môi.

    Xem Thêm: Khóa Học Diện Chẩn

    Phương pháp điều trị

    Điều trị tiêu chảy bằng phương pháp y học cổ truyền cụ thể như sau:

    • Vuốt môi: dùng ngón tay vuốt nhẹ nhàng quanh môi của người bệnh từ trái sang phải (ngược chiều kim đồng hồ) nhiều lần trong vài phút;
    • Bôi dầu và ấn huyệt: bôi dầu vào các huyệt 127, 22 và 365, sau đó dùng que ấn nhẹ vào các huyệt này trong vài phút;
    • Lưu kim: dùng kim châm cứu lưu tại các huyệt 365, 22, 127, 19, 37, 50, 61, 103, 126, 28, 7 và 0 cho đến khi khỏi bệnh;
    • Hơ nóng huyệt: đối với trường hợp tiêu chảy do lạnh, rối loạn tiêu hóa do ăn uống không vệ sinh hoặc đồ sống lạnh, có thể hơ nóng các huyệt đạo đã nêu ở trên;
    • Ấn huyệt/chườm đá: đối với tiêu chảy do nóng, dùng que ấn hoặc chườm đá vào các huyệt 26, 3, 143 và 365;
    • Uống dung dịch Oresol: bổ sung nước và điện giải bằng cách uống dung dịch Oresol.

    Dưới đây là các lý giải về từng huyệt của cơ thể:

    • Các huyệt 37 và 50 giúp điều chỉnh chức năng của tỳ và can (khi tỳ và can bị rối loạn);
    • Các huyệt 61, 19 và 127 giúp chống co thắt và điều hòa nhu động ruột;
    • Các huyệt 0, 37, 7 và 28 giúp giảm tiết nước ở ruột;
    • Các huyệt 103, 126 và 28 giúp làm ấm cơ thể;
    • Huyệt 365 giúp điều chỉnh cơ vòng hậu môn.

    Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại thuốc Nam để trị tiêu chảy như bài thuốc Tắc Nghệ, tỷ lệ Tắc và Nghệ trong bài thuốc sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây tiêu chảy. Tiêu chảy do lạnh thì dùng nhiều nghệ hơn tắc. Tiêu chảy do nóng thì dùng nhiều tắc hơn nghệ.

    Xem Thêm: Mua Dụng Cụ Diện Chẩn

    Cách phòng tránh tiêu chảy

    Bạn có thể phòng tránh bệnh tiêu chảy qua các cách sau đây:

    • Nên kiêng các loại thực phẩm có chứa: nước cốt dừa, dầu, mỡ, rau má, rau lang, chuối chín (chuối hột, chuối tây), đu đủ, nước đá, nước cam, nước dừa, bia hơi, sữa chua,...
    • Nên ăn các loại thực phẩm có chứa: cà rốt, sa kê, chuối chát, cơm trắng,...
    • Day ấn huyệt đạo:
    • Huyệt 127: Vị trí nằm ở vùng lõm dưới xương quai xanh, cách đường bờ trên xương đòn 1.5 thốn;
    • Huyệt 22: Vị trí nằm ở mép ngoài xương cẳng tay, cách cổ tay 1.5 thốn;
    • Huyệt 365: Vị trí nằm ở vị trí lõm xuống phía ngoài bắp chân, dưới đầu gối 3 thốn.

    Xem Thêm: Tra Huyệt Diện Chẩn

    Hy vọng qua những thông tin chia sẻ trên đây, bạn đã hiểu thêm về phương pháp Diện Chẩn chữa bệnh tiêu chảy và thảo luận với bác sĩ để có phác đồ điều trị kết hợp với Diện Chẩn một cách khoa học. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên với với Công Ty TNHH Quốc Tế Việt Y Đạo để được giải đáp nhanh chóng.

    (0 Đánh giá)
    Đánh giá
    GSTSKH Bùi Quốc Châu

    GSTSKH Bùi Quốc Châu

    GSTSKH Bùi Quốc Châu nhà phát minh Diện Chẩn – Điều Khiển Liệu Pháp (Huyệt, đồ hình và dụng cụ hoàn toàn mới, không mang tính kế thừa), Âm Dương khí công (tạo được hiệu quả Âm (mát...) và Dương (nóng....) tách biệt, hoàn toàn khác với tất cả những môn khí công trên thế giới)... Tạo nên 1 trường phái y học mới với những định hướng từ 1980 như đề cao tính dân tộc Việt, tình yêu thương, sự đơn giản để mọi người có thể tự chăm sóc, nâng cao sức khỏe bản thân và gia đình theo hướng chủ động, tự nhiên....
    SHOP DIỆN CHẨN
    Zalo
    Hotline
    DMCA.com Protection Status