Bài TH Khóa 139/2016 – HV HOÀNG MẠNH HỮU

Bài TH Khóa 139/2016 – HV HOÀNG MẠNH HỮU

Bài TH Khóa 139/2016 – HV HOÀNG MẠNH HỮU

 Học viên: HOÀNG MẠNH HỮU  Sinh ngày: 20 – 11 – 1979  Nghề nghiệp: Giáo Viên  Trình độ: Đại học  Địa chỉ: Thôn Lôi Cầu Xã Việt Hoà, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
  • Liên hệ
 Học viên: HOÀNG MẠNH HỮU
 Sinh ngày: 20 – 11 – 1979
 Nghề nghiệp: Giáo Viên
 Trình độ: Đại học
 Địa chỉ: Thôn Lôi Cầu Xã Việt Hoà, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
 Di động: 0949325356
 Email: hoangmanhhuu@gail.com

BÀI THU HOẠCH

Trước tiên con xin được tỏ lòng biết ơn đến Thầy GS.TSKH Bùi Quốc Châu và các bậc tiền bối, đã dẫn dắt con và các các anh chị em học viên trên con đường học thuật và học đạo. Trong bài thu hoạch này có sử dụng tư liệu tham khảo của các học viên khoá trước:

image002

Việt Y Đạo vì đời.Vâng ngay từ đầu bài ca về Diện Chẩn của Anh Thanh Tùng và tập thể lớp Diện Chẩn khoá K139 cất vang lên khiến cho mọi thính giả đều cảm nhận được mục đích và Tôn chỉ của Thầy Bùi Quốc Châu là dùng Y để tải Đạo. Chỉ có ai học, trải nghiệm hay thừa hưởng thành tựu của Việt Y Đạo thì mới thấy được sự vĩ đại của Thầy Châu, mới thấu hiểu trái tim vì lòng tự tôn dân tộc và lòng thương yêu dân Việt bị Nô dịch về văn hoá, thiếu tự tin, mất điểm với bạn bè năm châu. Chính những động lực đó cộng với trí tuệ tuyệt vời của một con người hội đủ những tinh hoa của trời đất, Thầy đã khai sinh ra Việt Y Đạo, nhờ có Việt Y Đạo chúng ta có thể tự hào ngẩng cao đầu và làm Thầy thiên hạ. Con thật may mắn khi được làm môn đồ của Việt Y Đạo. Cảm ơn Thầy- ông Thầy áo đỏ vui tính,bình dị, thân thương nhưng cũng rất uy nghiêm.

1/ Từ khi học đến nay bạn đã làm được bao nhiêu ca bệnh cho mình và cho người khác? Tỷ lệ thành công và thất bại?  Kể ra những ca thành công và thất bại.

Con biết đến Diện Chẩn cách đây một năm nhưng chưa quan tâm lắm bởi còn nghi ngờ tính hiệu quả của phương pháp (do mình chưa thực sự nghiên cứu và ứng dụng một cách nghiêm túc) nên tài liệu và băng hình tải về máy tính cũng chỉ để đó, giờ nghĩ lại thấy quá lãng phí.Cách đây hai tháng, mẹ con bị cao huyết áp và tiểu đường, bố con bị viêm đa khớp dạng thấp nên con hơi bị sốc. Chính lúc này con mới nghĩ đến Diện Chẩn, hy vọng sẽ có giải pháp, vội vàng ngày đêm nghe giảng, đọc tài liệu trên mạng tìm phác đồ và mua dụng cụ tập chữa những bệnh thông thường như đau bụng, đau lưng cảm sốt, viêm họng hay đau đầu nhẹ. Kết quả thật bất ngờ, các thử nghiệm của con đều thành công 80%. Nhưng để có bản lĩnh và có lý luận đầy đủ về Diện chẩn thì con cần phải vào tận nơi, học trực tiếp từ Thầy Tổ. Chính vì thế nên con mới có cơ duyên vào Sài Gòn để học, trải nghiệm những tinh hoa của Thầy Bùi Quốc Châu với hy vọng sẽ có thể chữa bệnh cho mình, gia đình và bà con hàng xóm, xa hơn là hoằng dương Việt Y Đạo.

Con xin báo cáo về năng lượng hào quang của Thầy:

Khi nghe khoá 133 thấy mọi người nói về hào quang của thầy, con không tin cho rằng mọi người nịnh Thầy nhưng khi trực tiếp vào học con mới thấy bất ngờ. Đầu tiên con thử dùng hai lòng bàn tay hướng về ảnh hào quang và tập trung quán tưởng thì con cảm nhận có hai dòng năng lượng chạy vào lòng bàn tay và cảm giác ấm, râm ran nơi lòng bàn tay và có cảm giác dễ chịu.

Không dừng lại ở ảnh hào quang, con nghĩ vạn vật chí linh, chắc hẳn hòn đá thạch anh, logo Việt Y Đạo Bùi Quốc Châu và đặc biệt là bộ bàn ghế của Thầy chắc chắn có hấp thu năng lượng do châu thân Thầy phát ra.

Dưới đây là ảnh một số trường hợp vật dụng trữ và phát năng lượng&hào quang từ nguốn duy nhất là Thầy Bùi Quốc Châu: :

image014

image003

image007image006

Đầu tiên con thử nghiệm với hòn đá trước và cho kết quả y chang như ảnh hào quang của Thầy, mừng quá con gọi Bác Quyên , chị Hoa, em Hoàn và mọi người đều trải nghiệm được thế là từ hôm sau trở đi, mọi người trong lớp xúm vào xin năng lượng của Thầy.

Riêng ảnh hào quang, hòn đá, logo, đặc biệt là bộ bàn ghế đầu rồng của Thầy thì năng lượng rất mạnh. Những người cảm nhận được chứng kiến như chị Anh Thư, em Y Ta, Bác Quyên, em Hoàn … Với chiêu đó con gọi là Hấp Tinh Đại Pháp. Đặc biệt là năng lượng của Thầy còn được chú Ngựa gỗ nơi góc vườn hấp thụ và có tác dụng ghê gớm

Như em Biên khi xoa vào chim ngựa đã có kết quả không ngờ, đêm đó em phục vụ vợ 4 lần vẫn khoẻ. Sau chia sẻ đó, con và Bác Quyên đã thử dùng năng lượng của chú ngựa để chữa bệnh đau đầu gối, đau lưng thì cũng cho kết quả khá bất ngờ, giảm đau đến 70%. Ngoài ra điều đặc biệt là mùi thơm từ thân người Thầy bốc ra có mùi như mùi sen, có đôi khi như mùi trầm do Thầy luyện âm dương khí công lâu năm nên Thầy mới sở hữu tấm thân như vậy. Ai không tin thì có thể đến tận nơi trải nghiệm.

image008

2/ Huyệt nào hoặc phác đồ nào bạn tâm đắc nhất? Tại sao? Kể ra chi tiết vài ca?

Chà mặt bằng khăn nóng:

Mỗi buổi sáng ai cũng đều lau rửa mặt. Nhưng nếu biết dùng khăn lau mặt bằng nước ấm để chà xát trên mặt mỗi buổi sáng sau khi thức dậy, hay vào buổi tối trước khi đi ngủ, chúng ta có thể đạt được những kết quả hết sức hữu ích cho sức khỏe, chỉ với một phương pháp thật đơn giản.

           Công dụng:

1/ Làm khỏe tim: Đi lên xuống cầu thang không bị mệt, hết bị mệt tim, hồi hộp, giật mình khi nghe tiếng động mạnh.

2/ Làm ấm các khớp chân tay, tan vôi chống thoái hóa khớp, hỗ trợ việc trị viêm chu vai (Tay đau không thể giơ cao khỏi đầu)

3/ Làm mạnh sinh lý, giúp quý ông cường dương, chống xuất tinh sớm.

4/ Làm ăn ngon, ngủ tốt (Lưu ý: Nếu người nóng, có thể tạng Dương nếu chà mặt buổi tối sẽ bị mất ngủ)

5/ Phòng và trị tình trạng liệt dây thần kinh số 5 và số 7.

6/ Phòng và trị tình trạng Cholesterol trong máu cao.

7/ Phòng và trị bệnh gan nhiễm mỡ

8/ Phòng và trị bệnh đau dạ dày, lá lách

9/ Phòng và trị táo bón, các bệnh đường ruột.

10/ Làm mạnh gân, xương

11/ Làm da mặt hồng hào, mịn màng, trẻ hóa cơ thể.

12/ Làm săn chắc da thịt toàn thân.

Đây là một kỹ thuật Dưỡng Sinh đơn giản, tốn ít thời gian mà lại đem đến cho người chịu khó áp dụng thường xuyên những kết quả hết sức tốt đẹp cho sức khỏe.

Gạch mặt: Là kỹ thuật nhằm nâng cao thể trạng bệnh nhân và kích thích sức làm việc, khả năng tự điều chỉnh của các cơ quan, bộ phận cơ thể. Kỹ thuật này rất hữu dụng trong các trường hợp cấp cứu như ngất xỉu, thổ tả, động kinh co giật, nhức đầu, cơn rét run do trúng lạnh … nhưng cũng có thể dùng trong các bệnh mãn tính như u  Xơ tử cung, béo bụng, gai cột sống cổ, liệt mặt, gai gót chân, đau bao tử ….

Điểm đặc biệt kỹ thuật gạch mặt có tác dụng tương đương với tác dụng của phác đồ Chống nghẽn nghẹt. Tác dụng tương đồng này sẽ giúp cho học viên tận dụng dụng cụ Diện Chẩn trong trường hợp không nhớ phác đồ.

GẠCH: (Vạch) Dùng cây dò gạch một đường dài sâu (miết) dọc hoặc ngang ( hay theo các đường cong như viền mũi, bờ cong ụ cằm, gờ xương lông mày…) nhiều lần nơi nhạy cảm. Bệnh nhân sẽ cảm thấy rất đau nhưng sau đó sẽ dịu cơn đau nhanh chóng, đưa đến sự tỉnh táo, sảng khoái.

image009

Thủ pháp gạch mặt có thể điều trị các bệnh sau :

–          An thần, chữa mất ngủ

–          Ngất xỉu, chóng mặt

–          Điều hòa nhu động ruột, chữa táo bón, tiêu chảy – Điều hòa tim mạch, chữa yếu tim, suy tim – Điều hòa Huyêt áp cao/thấp – Điều hòa Tiết dịch chữa đổ mồ hôi nhiều.

–          Đau cổ gáy – vai – Đau dạ dày – nám mặt.

Thủ pháp gạch mặt gây kích thích mạnh hơn day ấn. Cần dùng kỹ thuật này khi day ấn không đạt kết quả cao. Ta có thể gạch bất cứ nơi bị đau (đau đâu gạch đó). Nhưng chủ yếu là trên mặt và đầu.

image010

Thủ pháp gạch mặt tuy có hiệu quả cao nhưng thường thì bệnh nhân không thích vì đau và có thể làm nóng trong người khiến có thể lở môi, lưỡi nếu gạch nhiều lần (nhiều ngày) . Ta không nên lạm dụng, mà thường chỉ nên dùng trong những trường hợp khẩn cấp. Mỗi ngày chỉ nên gạch 1 lần, chia làm 3 đợt cách quãng, làm trong 3 ngày rồi ngưng, 3 ngày sau mới làm tiếp.

Sáu vùng phản chiếu hệ bạch huyết: Đây là phác đồ đa năng và hay sử dụng trong Diện Chẩn. Tất cả các vấn đề liên quan đến sức đề kháng của cơ thể đều cần dùng đến phác đồ này như: Cảm cúm, nhức đầu, suy nhược cơ thể, nhiễm virut, thủy đậu, mỏi mệt, căng thẳng thần kinh…Sáu vùng phản chiếu hệ bạch huyết như là một phác đồ hỗ trợ các phác đồ đặc hiệu khác, làm tăng hiệu quả và giảm thiểu thời gian chữa bệnh. Đặc biệt phác đồ này còn hay sử dụng trong các gia đình có trẻ nhỏ vì có tác dụng hạ sốt rất tốt.

Vô chiêu: Vô chiêu chủ yếu là dùng cho những trường hợp mà ta đã dùng các phác đồ hỗ trợ hoặc đặc hiệu mà không đạt kết quả tốt, và đặc biệt cho những người không hiểu hoặc không thích lý luận gì rắc rối, phức tạp, cũng như cho những người ít học hoặc mới học DIỆN CHẨN.

Xâm mứt gừng: Sử dụng cây giọt mưa để thực hiện kỹ thuật Xâm mứt gừng (Mãn thiên hoa vũ). Có hai cách xâm: Một là xâm khắp mặt, hai là Xâm theo đồ hình trên mặt hay ở chỗ khác trên cơ thể (bàn chân, loa tai, khớp vai, vai, lưng, cổ ,cổ gáy, da đầu.v.v…), hay tại chỗ đang đau hoặc có bệnh. Trước khi xâm phải dùng cây ỦI 5 CHIA ủi trên các vùng của đồ hình phản chiếu có liên quan đến các bộ phận đang bị đau nhức hay có bệnh để tìm các vùng nhạy cảm. Khi  gặp chỗ có phản ứng, tức là đau hay nổi cộm, cứng hay bất thường dưới da thì dừng lại và lấy cây Giọt mưa (tức cây xâm mứt gừng) xâm chỗ mà bệnh nhân kêu là đang đau và khi xâm thi có cảm giác châm chích. Xâm mỗi nơi độ 30-40 cái (hoặc hơn) rồi dừng, hỏi bệnh nhân xem kết quả thế nào.

Nếu bệnh nhân cho biết đã đỡ đau nhức hay tê mỏi từ 30% trở lên thì tiếp tục, còn nếu không bớt gì cả hay bớt quá ít (dưới 30%) thì bỏ qua, đi tìm chỗ khác để xâm.

Kỹ thuật này cho kết quả rất nhanh và rất hiệu quả, có khi sử dụng các phác đồ và kỹ thuật khác không hiệu quả thì dùng Vô Chiêu lại khắc phục được vấn đề.

Phác đồ phản chiếu 12 đôi dây thần kinh – sọ não: dùngđể điều trị các bệnh có liên quan đến hệ thống dây thần kinh điều khiển phản xạ của các bộ phận vùng mặt:

Huyệt 197 tương ứng dây thần kinh số I                         (Thần kinh Khứu giác)

Huyệt 34 tương ứng dây thần kinh số II              (Thần kinh Thị Giác)

Huyệt 184 tương ứng dây thần kinh số III                       (Thần kinh Vận nhãn chung)

Huyệt 491 tương ứng dây thần kinh số IV                      (Thần kinh Cơ chéo to)

Huyệt 61 tương ứng dây thần kinh số V              (Thần kinh Sinh Ba)

Huyệt 45 tương ứng dây thần kinh số VI                         (Thần kinh Vận nhãn ngoài)

Huyệt 5 tương ứng dây thần kinh số VII              (Thần kinh Mặt)

Huyệt 74 tương ứng dây thần kinh số VIII                      (Thần kinh Thế thính)

Huyệt 64 tương ứng dây thần kinh số IX                         (Thần kinh Thiệt hầu)

Huyệt 113 tương ứng dây thần kinh số X                       (Thần kinh Phế vị)

Huyệt 156 tương ứng dây thần kinh số XI                      (Thần kinh Gai)

Huyệt 7 tương ứng dây thần kinh số XII              (Thần kinh Hạ Thiệt)

3/ Em nghĩ gì về hệ thống huyệt của Diện Chẩn?

Đa hệ, đa chiều: Diện Chẩn là phương pháp phản xạ thần kinh đa hệ. Vì vậy nhiều huyệt của Diện Chẩn có thể chữa cho một bệnh và một huyệt cũng có thể chữa cho nhiều bệnh. Các huyệt của Diện Chẩn không phải là cố định, có khi trong các thời điểm khác nhau, cơ thể sẽ báo đau ở các huyệt khác nhau. Vì vậy học viên cần nắm rõ yếu tố này để tùy biến trong các trường hợp cụ thể để xác định được sinh huyệt một cách chính xác đạt hiệu quả cao nhất trong việc chữa bệnh.

Đồ sộ không bắt gặp ở bất cứ nơi đâu: Đến nay Diện Chẩn đã có trên 600 huyệt trên mặt. Đây là một hệ thống huyệt đồ sộ và nhiều nhất từ trước đến giờ và chỉ có ở Diện Chẩn. Diện Châm của Trung Quốc cũng chỉ có 24 huyệt mà thôi.

Hoàn chỉnh: Hệ thống huyệt này gần như đã hoàn chỉnh, phong phú đáp ứng đầy đủ được nhu cầu thực tế về khám và chữa bệnh bằng Diện Chẩn. Hệ thống huyệt này giúp cho Diện Chẩn như một phòng khám đa khoa có thể chẩn và trị nhiều chững bệnh khác nhau.

Chính xác: Qua quá trình tìm tòi và xác minh trên thực tiễn các huyệt của Diện Chẩn đã chứng minh tính chính xác và hiệu quả cao. Khi cơ thể có bệnh theo thuyết biểu hiện các yếu tố bất thường đều thể hiện trên mặt da. Và những điểm khác thường này chính là các huyệt mà Diện Chẩn đã xác minh và đặt tên theo số thứ tự dễ nhớ, dễ ghi chép và người mới, học được dễ dàng hơn.

4/ Bạn nghĩ gì về các phác đồ hỗ trợ trong Diện Chẩn?

Con  rất đồng quan điểm với anh Nguyễn văn San, nên con xin trích phần thu hoạch của anh.

“Phác đồ hỗ trợ đặc biệt quan trọng, nó giống như việc chuẩn bị chiến trường và công tác hậu cần trong đánh giặc. Ta đánh thắng được trận Điện Biên Phủ, hiển nhiên không phải là do quân ta mạnh hơn quân Pháp, mà là do ta đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng trận địa, kéo pháo vào rồi lại kéo pháo ra, bao vây ngăn chặn hầu hết các đường tiếp tế của địch, kết hợp vận chuyển lương thực bằng nhiều loại phương tiện, bao gồm cả xe đạp thồ, để có thể cầm cự và đánh trận một cách bền bỉ và lâu dài.

Chữa ung thư cũng vậy, ta phải dùng phác đồ hỗ trợ là cầm máu và giảm tiết dịch 016, 61, 287, 50 để ngăn chặn đường tiếp tế các chất dinh dưỡng đến cho khối u, rồi tiếp theo mới dùng phác đồ đặc trị tiêu u bướu để tiêu diệt khối u. Cuối cùng ta lại dùng phác đồ hỗ trợ bổ âm huyết 22, 127, 63, 7, 113, 17, 19, 64,50, 39, 37, 1, 290, 0 để bồi bổ cơ thể, tiếp tế lương thực đến cho các tế bào lành.

Bộ thăng 127, 50, 19, 37, 1, 73, 189, 103, 300, 0 và bộ giáng 124, 34, 26, 143, 61, 3, 222, 14, 156, 87 cũng là những phác đồ hỗ trợ quan trọng bởi hầu hết bệnh tật là kết quả do hàn và nhiệt mà ra. Người già, ốm yếu, ta đánh bộ thăng trước để năng cao nội lực của cơ thể lên, người bệnh có tính dương và nhiệt nhiều thì ta đánh bộ giáng trước để cân bằng bớt lại, rồi mới bắt tay vào các phác đồ đặc trị để chữa bệnh.”

Điều trị vào gốc bệnh: Theo nguyên lý Âm Dương, cơ thể chỉ bị bệnh khi mất cân bằng âm dương. Các phác đồ hỗ trợ trong Diện Chẩn được xây dựng dựa trên việc xem xét tỷ mỷ nguyên nhân gây bệnh. Từ đó phục hồi và bù đắp vào các phần thiếu sót, và giúp cơ thể đạt được trạng thái cân bằng, nâng cao chính khí, từ đó đẩy lùi bệnh tật.

Phối hợp liên kết chặt chẽ: Các phác đồ có thể phối hợp và bổ sung cho nhau để đạt được hiệu quả cao nhất trên thực tiễn. Ví dụ: phần lớn bệnh tật đều do bế tắc gây nên “Thống tắc bất thông, thông tắc bất thống”, vì vậy đối với những bệnh do bế tắc có thể sử dụng phác đồ thông nghẽn nghẹt hoặc gạch mặt để thực hiện giải tỏa bế tắc trước rồi sử dụng phác đồ đặc trị sau.

5/ Bạn thắc mắc điều gì nhất trong các tài liệu và bài giảng? Nêu ra những gì bạn khó hiểu và không làm được?

Tài liệu là tất cả những gì mà Thầy đã dầy công nghiên cứu, tạo ra, sàng lọc, góp nhặt sau bao nhiêu năm vất vả nên rất cô đọng đòi hỏi người đọc phải suy ngẫm, đọc đi đọc lại rất nhiều lần mới có thể hiểu hết được. Các cuốn sách của Thầy chứa đựng nội dung như các nguyên lý, mà từ đó áp dụng vào thực tiễn sẽ có những biến đổi rất nhiều cho phù hợp với thực tiễn, nhưng vẫn không nằm ngoài các nguyên lý mà Thầy đã đề ra. Chúng ta cần coi tài liệu của Thầy như kinh điển, cần phải đọc hàng ngày mới lĩnh hội được cái tinh tuý của nó để ứng dụng linh động trong điều trị.

6/ Bạn nghĩ gì về dụng cụ của Diện Chẩn?

Các dụng cụ Diện Chẩn được chế tác công phu, đạt tính thẩm mỹ cao vừa đáp ứng công tác khám chữa bệnh, mà còn là công cụ giúp làm đẹp cho mọi người. Không những thế đây là những sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo có thể làm quà tặng làm quà lưu niệm rất có ý nghĩa. Các dụng cụ của Thầy đều chia hai loại âm và dương.

7/ Khi dùng các dụng cụ bạn thích nhất phương thức tác động nào? Lăn, gõ, ấn, dán, châm? Hãy kể ra và nói lý do tại sao?

Vận dụng Tùy – Biến mà bệnh nhân hay một loại bệnh thích hợp với một phương thức. Ấn là thủ pháp chủ yếu bao gồm ấn chậm, ấn nhanh và ấn nhún. Day có thể day trực tiếp trên da và day phớt không chạm da. Cào có thể cào trên khắp da đầu khuôn mặt hay trên cơ thể. Gõ có thể áp dụng gõ vào huyệt hay gõ để khai thông bế tắc trên thân và tứ chi. Dán cao xức dầu trong các trường hợp bệnh hàn lạnh…

Điều này cần chú ý đến cảm giác của người bệnh. Nếu phương thức tác động nào làm bệnh nhân khó chịu hoặc không đạt hiệu quả cần phải chuyển sang phương thứ tác động khác cho đến khi có hiệu quả.

Đối với con phương thức day ấn là rất quan trọng vì kỹ thuật này là thủ pháp chủ lực của Diện Chẩn. Điều đặc biệt cần chú ý ở kỹ thuật này là trước khi ấn cần vạch từng đoạn ngắn khoảng (1-2cm) để tìm sinh huyệt (điểm đau thốn nhất).

Ấn cũng có ba cách ấn để đạt hiệu quả cao nhất và phủ hợp với từng đối tượng. Ấn chậm; ấn và giữ 30 tiếng đếm rồi chuyển qua huyệt khác. Cách ấn này tuy làm đau nhưng có tác dụng rất nhanh, cách này không nên áp dụng cho người già và trẻ em.

Ấn vừa (ấn nhún): Ấn vào huyệt 3 lần liên tiếp rồi nhấc ra. Đây là kỹ thuật có thể áp dụng cho mọi đối tượng.

Ấn nhanh: Ấn nhanh dứt khoát vào huyệt rồi nhấc ra ngay. Kỹ thuật này cũng không nên áp dụng cho người già, trẻ em và người có thể lực yếu. Cẩn thận khi ấn trên các vùng da nhạy cảm.

Điều này phù hợp với tinh thần “Dĩ bất biến ứng vạn biến trong Diện Chẩn” vì chỉ có một cây que dò ta có thể thao tác và chữa rất nhiều bệnh khác nhau. Một dụng cụ đơn giản, ít tốn kém. Có thể dùng các dụng cụ tương tự như cây bút bi hết mực hoặc các vật dụng khác để thay thế.

8/ Em nghĩ gì về các đồ hình phản chiếu đồng ứng của Diện Chẩn?

Các đồ hình đều được hình thành trên nền tảng thuyết “Nhất nguyên luận” và triết lý Âm Dương, văn học dân gian và truyền khẩu Việt Nam. Qua thời gian dài nghiên cứu tỷ mỷ GS.TSKH Bùi Quốc Châu và các cộng sự đã xây đựng được một hệ thống đồ hình đồ sộ, hợp lý về mặt tư duy và chính xác về mặt thực tiễn lâm sàng, và thầy đã xây dựng nên các đồ hình dựa trên các thuyết dưới đây:

 1.Thuyết Phản chiếu

Thuyết phản chiếu cho rằng, con người với vũ trụ là một thế thống nhất (Vạn vật đồng nhất thể) Do đó, con người được xem là một tiểu vũ trụ, là hình ảnh phản chiếu của vũ trụ (nhân thân tiểu thiên địa) Trong con người, mỗi bộ phận đặc thù (đầu, mình, mặt, mũi tay chân…) đều phản chiếu lại cái tổng thể, mà trong đó mặt là tấm gương (gương mặt) trên đó phản chiếu những cơ quan thuộc nội tạng và ngoại vi của cơ thể con người.

Như vậy, khuôn mặt cũng là một bộ phận tiêu biểu, đại diện cho cơ thể và nhân cách con người (Mất mặt đồng nghĩa với mất thể diện, mất danh dự) Vì vậy, mọi biểu hiện tâm sinh lý, bệnh lý, tình cảm, tính cách của con người đều biểu lộ, phản chiếu nơi khuôn mặt. Bộ mặt có vai trò như tấm gương và không những thể, còn ghi nhận một cách có hệ thống, có chọn lọc những gì thuộc phạm vi con người ở trạng thái Tĩnh và Động. Thuyết này được vận dụng vào phương pháp Diện Chẩn như sau: Mỗi huyệt trên mặt là một điểm phản chiếu của một hay nhiều huyệt trong cơ thể tương ứng với nó

 image011

2.Thuyết Biểu hiện

Đối với Diện Chẩn, mọi hoạt động bên trong con người đều có sự biểu hiện ra bên ngoài dưới hình thức này hay hình thức khác. Các dấu hiệu bên dưới cũng hiện lên phía trên theo:

a/ Không gian: Những gì bên trong sẽ hiện ra bên ngoài, bên dưới sẽ hiện lên bên trên

b/ Thời gian:

Những gì sắp xảy ra được báo trước

Những gì đã xảy ra đều lưu lại dấu vết

Những gì đang xảy ra đều được biểu hiện.

c/ Tính chất: Những biểu hiện này (xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau) được thể hiện trên mặt một cách có hệ thống và có chọn lọc, được gọi là biểu hiện bệnh lý. (Hay thông tin bệnh lý) Chúng cá tính hai chiều thuận nghịch và đặc biệt nơi có biểu hiện bệnh lý cũng là nơi điều trị.

Ví dụ: Thống điểm (Điểm đụng vào sẽ đau) hoặc tàn nhang nơi mặt là dấu hiệu chẩn đoán đồng thời cũng là nơi để chữa bệnh. Ngoài ra, mỗi dạng biểu hiện bệnh lý đều cho mỗi ý nghĩa khác nhau.

3.Thuyết Phản hiện

Theo luật Biểu hiện, dấu hiệu báo bệnh xuất hiện tỷ lệ thuận với bệnh trạng hay sự suy yếu sức khỏe của cơ thể. Tuy nhiên, đôi khi có sự đi ngược lại ở một số trường hợp: Có quá nhiều dấu vết hay điểm báo bệnh so với bệnh trong cơ thể, hoặc có quá ít hay không có dấu báo bệnh so với bệnh tật đã hoặc đang xảy ra. Hiện tượng này được ví như mạng lưới thông tin từ cơ thể lên mặt bị rối loạn hay tắc nghẽn. Các trường hợp này thường ít có giá trị về mặt chẩn đoán hay trị liệu.

Ví dụ: Có người mang rất nhiều bệnh mà mặt không có biểu hiện bệnh lý nào đặc biệt. Những trường hợp này thường là các bệnh khó chẩn đoán và khó điều trị.

4.Thuyết Cục bộ

            Khi một cơ quan hay một bộ phận trong cơ thể có sự bất ổn tiềm tàng hay đang thời kỳ diễn tiến thì tại vùng da nơi đó sẽ xuất hiện những dấu hiệu báo bệnh tương ứng. Quy luật này chi pối trên than thể hơn là bộ mặt. Cần lưu ý là các đường kinh huyệt cũng chịu sự chi phối của luật này.

Ví dụ: Vùng Gan có tàn nhang, mụn ruồi (đen hay đỏ) hoặc có tia máu sẽ báo hiệu gan bị bệnh. Đối với bao tử cũng vậy. Ngoài ra nếu tàn nhang xuất hiện nơi kinh nào thì kinh đó bị bệnh, tại huyệt nào thì huyệt đó cũng bị bệnh (bị nghẽn hay bế tắc).

Trong phạm vi Diện Chẩn – ĐKLP thì thuyết này co ý nghĩa như sau:

Mỗi huyệt ngoài tác dụng ở xa còn có tác dụng tại chỗ (cục bộ) hay lân cận. Ví dụ: Huyệt 188 ngoài tác dụng làm giảm đau cổ gáy hay hạ huyết áp, còn làm sáng mắt (vì ở gần mắt) Huyệt 180 ngoài tác dụng làm giảm đau ngón tay cái còn làm giảm đau đầ vùng Thái dương (vì ở gần vùng này) Huyệt 91 ngoài tác dụng chống co thắt dạ dày còn làm thông mũi (vì ở đầu trên của viền mũi).

5-Thuyết Đồng Bộ

Có sự tương ứng về vị trí, số lượng, sắc độ, hình thái và thời kỳ xuất hiện giữa các loại dấu hiệu báo bệnh trên mặt và bên dưới cơ thể. Tuy nhiên đôi khi cũng có ngoại lệ: Các dấu hiệu báo bệnh chỉ xuất hiện một trong hai nơi (Hoặc trên mặt hoặc bên dưới cơ thể) hoặc xuất hiện không đồng thời với nhau và có khi không cùng lúc với bệnh, thậm chí xuất hiện rất xa thời kỳ bệnh xảy ra.

6-Thuyết Biến Dạng

Các dấu hiệu báo bệnh trên mặt không phải là những dấu hiệu bất biến, mà trái lại nó thay đổi tính chất, màu sắc và hình dáng tùy theo thời gian, mức độ, tình trạng và diễn tiến bệnh của từng người.

Ví dụ: Bệnh trạng đang diễn tiến thì tàn nhang hay vết nám nơi vùng da thường tương ứng với cơ quan hay bộ phận bị bệnh có màu sậm hoặc bóng hơn, bệnh giảm thì nhạt dần.

Tuy nhiên cũng có vài trường hợp ngoại lệ. Ví dụ: Mụn ruồi ở cạnh nhân trung báo bệnh ở noãn sào, khi hết bệnh hoặc cắt bỏ noãn sào thì mụn ruồi đáo vẫn không mất đi.

7-Thuyết Đồng Ứng

Những gì giống nhau hay tương tự nhau thì có liên hệ mật thiết và đáp ứng, tác động lẫn nhau. Dựa trên cơ sở này ta có thể chữa bệnh bằng cách tác động những bộ phận có hình dáng, tính chất tương tự với bộ phận đang có bệnh.

Ví dụ: Sống mũi có hình dáng tương tự sống lưng, bàn tay với ngón cái giơ ra tương tự như trái tim, nhưng bàn tay nắm lại thì lại tương tự như cái đầu. Do đó đó có thể tác động lên sống mũi để ảnh hưởng đến sống lưng và tác động lên bàn tay để hỗ trợ điều trị cho các bệnh về tim hay các chứng đau đầu…

Từ đó đưa ra 5 hệ luận:

Hệ luận 1: Thuyết đồng hình tương tụ:

Hệ luận 2: Thuyết đồng tính tương liên:

Hệ luận 3: Thuyết Đồng tự hay Đồng danh:

Hệ luận 4: Thuyết Đồng âm hay Đồng thanh:

Hệ luận 5: Thuyết Đồng chất:

Chú ý : Do thuyết Đồng ứng là thuyết quan trọng hàng đầu của hệ thống lý thuyết Diện Chẩn nên ngoài khái niệm tổng quát vừa nêu, thuyết này cùng các hệ luận của nó sẽ được phân tích sâu hơn ở phần mở đầu loạt bài có chủ đề “Ứng dụng về nguyên lý đồng ứng” được giới thiệu sau.

8-Thuyết Giao Thoa:

Thông thường thì các dấu hiệu chẩn đoán hiện ra ở cùng một bên với cơ quan hay bộ phận bị bệnh. Ví dụ: Gờ mày bên mặt bệnh nhân có dấu báo bệnh thì cánh tay mặt của bệnh nhân bị đau (vì gờ mày liên hệ với cánh tay). Nhưng có một số các dấu hiệu báo bệnh ở vùng mắt, tay chân, buồng trứng và mông của đồ hình phản chiếu trên mặt thỉnh thoảng lại có tính giao thoa đối với một số bệnh nhân.

Hiện tượng này cũng thấy xảy ra đối với các huyệt ở các vùng và bộ phận nói trên. Trong trường hợp này thường có sự gia tăng mức độ nhạy cảm nơi huyệt hoặc tình trạng bệnh.

Ví dụ: Chân mày bên mặt có dấu tàn nhang thì cánh tay bên trái có bệnh, hay ở bệnh nhân phái nữ thì bên mặt nhân trung có tàn nhang nghĩa là buồng trứng bên trái có bệnh. Dấu hiệu giao thoa cho thấy đây là một triệu chứng bệnh khá nặng.

9.Thuyết Đồng Bộ Thống Điểm

Khi trong cơ thể có sự bất ổn đang xảy ra tại một cơ quan, một bộ phận nào đó thì ngoài những triệu chứng như cảm giác đau tại chỗ (cục bộ) còn xuất hiện một hay nhiều chỗ đau tương tự (đồng bộ thống điểm) tại vùng phản chiếu của nó trên mặt.

Các chỗ đau với các cảm giác đau hay thốn, cộm, mỏi, tức, nhói, tê, nhức, nóng, rát … cùng với các điểm đau này sẽ tỷ lệ thuận với mức độ và tình trạng bệnh chứng đang xảy ra. Điều này cũng có nghĩa là khi bệnh giảm thì số điểm đau và cảm giác đau cũng giảm theo. Hiện tượng này thường thấy ở những bệnh có tiên lượng tốt.

Thật ra, cảm giác đau xuất hiện đồng bộ với bệnh đang xảy ra trong cơ thể chỉ là một trong những biểu hiện của bệnh lý. Trên thực tế có nhiều dạng biểu hiện khác thường hay bất thường xuất hiện cùng với bệnh đang có. Đó là những biểu hiện cần lưu ý vì đều có ý nghĩa và giá trị trong việc chẩn đoán và trị liệu.

10.Thuyết Bất Thống Điểm

Đây là thuyết bổ sung cho thuyết Đồng bộ Thống Điểm. Khi một cơ quan hay bộ phận nào đó trong cơ thể có bệnh, thì nơi vùng tương ứng của nó trên mặt sẽ xuất hiện một hay nhiều điểm không đau (Bất thống điểm) hoặc ít có cảm giác đau so với điểm bên cạnh.Đặc biệt là những điểm không đau này thường nằm trong vùng đau tương ứng (Phản chiếu) với bộ phận có bệnh trong cơ thể.Trong việc điều trị, đôi khi tác động vào những điểm không đau này lại tốt hơn là tác động vào những điểm không đau.

Số điểm không đau này cũng tỷ lệ thuận với mức độ và tình trạng của bệnh, nghĩa là khi bệnh giảm thì số điểm không đau cũng giảm theo và cho đến khi hết bệnh thì không còn hiện tượng Bất Thống Điểm nữa.

11.Thuyết Thái Cực

Bộ mặt con người cũng là nơi phản chiếu của thái cực theo nguyên lý:

Thái cực sinh Lưỡng nghi (Âm/Dương) – Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng (Thiếu Dương – Thái Dương / Thiếu Ấm – Thái Âm)

Bên Trên, Phải thuộc Dương. Bên dưới, Trái thuộc Âm. Từ trái sang phải, từ ngoài vào trong thuộc Dương – Từ phải sang trái, từ trong ra ngoài thuộc Âm. Chiều thẳng đứng (Tung) thuộc Dương, Chiều nằm ngang (hoành) thuộc Âm.

– Âm Dương đối xứng nhau qua một trục hay một tâm điểm trung tính (phi Âm phi Dương). Âm Dương vừa có tính đối kháng vừa có tính phụ trợ nhau.

Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm, Cực Dương sinh Âm, Cực Âm sinh Dương

– Dương tụ, Âm tán – Âm hàm Dương: Dương tụ – Dương hàm Âm: Dương tán

– Cô Dương bất sinh, độc Âm bất trưởng

Thể hiện cho thuyết Thái cực là Đồ Hình Thái Cực (đứng đầu 32 ĐH phản chiếu đang học) :image012
Tuỳ theo tình trạng bệnh lý, mỗi huyệt thích nghi với một tần số, cường độ và thời gian kích thích nhất định. Nếu vượt quá giới hạn này thì sẽ phản tác dụng hay không tác dụng.12.Thuyết Phản Phục

Điều này cho thấy khi tác động bằng kỹ thuật diện chẩn (với dụng cụ hay không) cũng chỉ nên tác động đúng mức, không nhiều và cũng không ít hơn mức độ cần thiết.

Chúng ta nên biết rằng mỗi huyệt đều có một định mức về thời gian, tần số và cường độ kích thích tương ứng với bệnh. Không phải huyệt nào cũng có thể tác động với một thời gian hay số lần như nhau.

13.Thuyết Đối Xứng

Một số huyệt trong cơ thể, nhất là trên mặt thường có tính đối xứng trong nhiều chiều không gian.Có 3 trục đối xứng quan trọng trên mặt:

Trục dọc giữa mặt (Tuyến tung 0)

Trục ngang qua hai con mắt (Tuyến hoành số V)

Trục ngang qua hai lông mày (Tuyến Hoành số IV) Có hai tâm đối xứng quan trọng: Huyệt số 26 (Chính giữa hai lông mày) và huyệt số 19 (Chính giữa hai lỗ mũi – bên trên nhân trung). Những huyệt hoặc bộ phận đối xứng nhau thì có tính tương tự hoặc đối kháng nhau. Do đó có thể tăng cường hay hoá giải nhau. Ví dụ: Huyệt số 106 (phần thấp dưới trán) đối xứng với huyệt số 8 (giữa sống mũi dưới hai lông mày) qua huyệt số 26. Hai huyệt này có tính tương tự nhau, nhưng cũng có tính đối kháng nên có thể hoá giải nhau khi được tác động đúng lúc.

 image013

14.Thuyết Bình Thông Nhau

Giữa người bệnh và người chữa bệnh có mối quan hệ tương tác, mối quan hệ này bị chi phối bởi luật:

Tương thông: Người chữa có cảm giác đau giống người bệnh.

Tương tác: Người chữa cảm nhận được những tác động (hay biến chuyển) của bệnh tình của người bệnh và người bệnh cũng có thể nhận biết sự quan tâm của người chữa.

Phản hồi: Những hiệu quả của việc trị liệu trên người bệnh cũng có những phản hồi trên người chữa bệnh.

Điều này có nghĩa là nếu người bệnh đau bệnh gì, thì người chữa bệnh cũng có thể bị bệnh đó (nhất là khi người chữa bệnh lại có sức khoẻ kém hơn người bệnh) – Vì thế cần phải cẩn trọng trong việc chữa bệnh với những bệnh mãn tính do thời gian chữa và tiếp xúc với người bệnh kéo dài, cũng như khi chữa bệnh thì sự quan tâm thực sự đến tình trạng của bệnh nhân là cần thiết.

15.Thuyết Nước Chảy Chỗ Trũng

Mỗi huyệt trên mặt khi bị tác động sẽ chuyển khí về nơi cơ quan hay bộ phận đang có bệnh. Bệnh càng nặng thì đường dẫn truyền (khí) này càng rõ nét, và khi hết bệnh thì khí không dẫn đến nữa. Vì thế, theo thuyết này thì có khi cùng một huyệt, nhưng lại dẫn khí ra các vùng khác nhau, điều này tuỳ thuộc vào bệnh nhân đang đau ở đâu.

Đường dẫn truyền khi dẫn khí sẽ tạo cảm giác rần rần như kiến bò dẫn đến cơ quan hay bộ phận đang bị bệnh. Thường thấy ở các bệnh nhân nhạy cảm khi được tác động đúng huyệt.

16.Thuyết Sinh Khắc

Có sự sinh khắc giữa các huyệt trên mặt. Sự sinh khắc này là tương đối và phần lớn tuỳ thuộc vào chu kỳ khí lực giữa các huyệt với nhau trong một thời điểm nhất định nào đó.

Ví dụ: Huyệt 26 khắc với huyệt số 6 (Hai huyệt này làm giảm tác dụng của nhau)

Huyệt 34 sinh huyệt 124 (hai huyệt này hỗ trợ nhau, có tác dụng tốt hơn khi đi chung với nhau).

Cũng có sự sinh khắc giữa các dấu hiệu chẩn đoán và tình trạng bệnh lý. Ví dụ: Bệnh nặng mà gặp chứng nấc cục hay sưng chân thì có nguy cơ tử vong. Hay vùng má thuộc Phế (Phổi – sắc trắng) tự nhiên hiện ra sắc hồng (thuộc Hoả) thì có nghĩa là phổi đang có bệnh vì Hỏa khắc Kim. Hay gò má thuộc Tâm (sắc đỏ) tự nhiên có màu xanh đen (thuộc Thủy) thì tim có bệnh vì Thủy khắc Hỏa.

TỪ THUYẾT ĐỒNG ỨNG CỦA DIỆN CHẨN ĐẾN NGUYÊN LÝ ĐỒNG ỨNG GIỮA CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ

Đồng ứng là một trong những lý thuyết quan trọng hàng đầu của phương pháp Diện Chẩn- ĐKLP. Theo nguyên lý này thì bộ phận nào có hình dạng giống nhau hay tương tự nhau thì có mối liên quan mật thiết với nhau và có thể tác động lẫn nhau.

Trong tiếng Việt cũng có những danh từ chỉ các bộ phận có sự tương quan với nhau như: Sống mũi – sống lưng, cổ họng – cổ tay, bàn tay – bàn chân… Còn nếu xét về hình dáng thì cũng có rất nhiều bộ phận có hình dáng tương tự nhau. Đó không phải là sự ngẫu nhiên, nó có một ý nghĩa rất quan trọng mà tác giả đã tìm ra, đó là những bộ phận có hình dạng giống nhau hay tương tự nhau (đồng hình) thì có sự liên hệ mật thiết, tìm về với nhau, kết chặt và tác động lẫn nhau.

Và ngay cả những gì có tính chấttương tự nhau (đồng tính) thì cũng có mối liên hệ mật thiết, thu hút và tác động lẫn nhau, tăng cường hay hóa giải hiệu quả điều trị lẫn nhau khi được tác động. Đó chính là ý nghĩa nền tảng của thuyết Đồng ứng, thể hiện qua nguyên lý Đồng ứng.

Thuyết Đồng ứng cùng nguyên lý Đồng ứng do liên quan đến các bộ phận của con người, từ toàn bộ đến từng cơ quan nội tạng, khung xương lên bàn tay, ngón tay, bàn chân, ngón chân… cũng quan trọng không kém nguyên lý Phản chiếu các bộ phận nội tạng và ngoại vi cơ thể lên khuôn mặt. Đó là một nguyên lý không thể tách rời của toàn bộ hệ thống lý thuyết trong Diện Chẩn- Điều Khiển liệu pháp.

Ví dụ: Sống mũi tương tự sống lưng nên có quan hệ với sống lưng (và ngược lại) hai cánh mũi có hình dạng tương tự như hai mông nên có ảnh hưởng đến mông. Gờ mày có dạng tương tự như cánh tay nên có liên quan đến cánh tay, ụ cằm có hình dạng như bọng đái nên có liên quan đến bọng đái…

Không những thế, những bộ phận ngoại vi như cánh tay, bàn tay, ngón tay, ngón chân, đầu gối… cũng có những hình dạng tương tự như một số bộ phận nội tạng, như bàn tay nắm lại với ngón cái giơ lên đồng ứng với trái tim, Bàn tay với 2 ngón trỏ và giữa khép lai giống hình lá mía, hai bàn tay mở ra đặt sát vào nhau lại đồng ứng với não bộ nhìn từ bên dưới… Có thể nói bàn tay và những ngón tay cũng chính là những con người thu nhỏ, mỗi ngón tay là một con người, cả bàn tay là đầu người…

Tác giả tìm ra thuyết này từ câu: « Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu » trong Kinh Dịch, hay quan niệm « ăn gì bổ nấy » trong dân gian, cho rằng ăn tim heo chưng cách thủy  với vị thuốc châu sa (hay thần sa) có tác dụng làm cho tim hết hồi hộp, hay ăn bồ dục (quả cật) heo hầm với đậu đen để trị đau lưng (liên quan đến quả thận của người)… Từ suy nghĩ này, tác giả đã tìm ra hàng loạt những bộ phận có liên quan, đồng ứng một cách có hệ thống trên cơ thể con người.

CÁC HỆ LUẬN CỦA THUYẾT ĐỒNG ỨNG

Trong từ ‘đồng ứng’ thì ‘đồng’ có nghĩa là giống nhau hay tương tự nhau, ‘ứng’ có nghĩa là liên hệ với nhau, đáp ứng với nhau. Hai chữ này có nghĩa là những gì có tính chất hay hình dáng giống nhau hay tương tự nhau thì đều có liên hệ với nhau và đáp ứng nhau. Dựa trên cơ sở này ta có thể chữa bệnh bằng cách tác động những bộ phận có hình dáng, tính chất tương tự với bộ phận đang có bệnh.Từ đó đưa ra 5 hệ luận:

Hệ luận 1: Thuyết đồng hình tương tụ:

Những gì có hình dạng tương tự nhau thì có liên hệ mật thiết, thu hút và tác động lẫn nhau.

Ví dụ: Sống mũi có hình dáng tương tự sống lưng, bàn tay với ngón cái giơ ra tương tự như trái tim, nhưng bàn tay nắm lại thì lại tương tự như cái đầu. Từ đó có thể tác động lên sống mũi để ảnh hưởng đến sống lưng và tác động lên bàn tay để hỗ trợ chữa các bệnh về tim, đau đầu…

Hệ luận 2: Thuyết đồng tính tương liên:

Những gì có tính chất tương tự nhau thì có sự liên hệ mật thiết, thu hút và tác động lẫn nhau do đó nó có khả năng tăng cường hiệu quả cho việc trị liệu hay hóa giải ảnh hưởng xấu cho nhau.

Ví dụ: Huyệt số 106 và 08 có tác dụng tương tự, do đó có thể hỗ trợ hay hóa giải cho nhau.

Hệ luận 3: Thuyết Đồng tự hay Đồng danh:

Những bộ phận trong cơ thể có tên gọi giống nhau như: Sống mũi – sống lưng ; Đầu gối – đầu ngón tay – đầu ngón chân – đầu vú … đều có sự liên quan và ảnh hưởng lẫn nhau. Vì vậy có thể tác động vào bộ phận cùng tên như tác động vào đầu ngón tay để chữa bệnh đau đầu gốiđể chữa bệnh cho nhau (Điều này chỉ có trong tiếng Việt).

Hệ luận 4: Thuyết Đồng âm hay Đồng thanh:

Những bộ phận khi đọc tên lên có âm thanh tương tự nhau như Tay – Tai thì có thể dùng để chữa bệnh cho nhau.

Vd:Tác động lên sinh huyệt vùng chân mày (phản chiếu cánh tay) để chữa bệnh ù tai, điếc tai

Hệ luận 5: Thuyết Đồng chất:

Những bộ phận có tính chất cứng/mềm tương tự nhau như xương đầu gối, xương cùi chỏ, xương gót chân đều có sự liên quan với nhau.

GIẢI THÍCH THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

Khi một bộ phận trong cơ thể bị đau, bệnh sẽ có những điểm nhạy cảm hay phản xạ hoặc những dấu hiệu xuất hiện trên da (Luật biểu hiện trong Diện Chẩn) vì da cũng là một não bộ thứ hai. Dựa trên các điểm phản xạ hay dấu hiệu này, ta sẽ biết bộ phận nào đau. Từ đó ta sẽ tác động vào những điểm phản xạ (trong Diện Chẩn gọi là Sinh huyệt) và các dấu hiệu trên (có thể coi là những tín hiệu bệnh lý) để nó gửi về não những thông tin cần thiết cho não biết nơi cần xử lý. Từ đó não bộ sẽ tiết ra những phản ứng sinh hóa học cần thiết tác động đến cơ quan nội tạng hoặc các bộ phận khác như xương khớp, da… Để lập lại tình trạng bình thường. Đó là cơ chế tự chữa bệnh theo phương pháp Diện Chẩn. Việc tác động theo nguyên lý Đồng ứng cũng dựa theo lý thuyết này, có nghĩa là khi ta tác động vào một bộ phận ngoại vi nào đó có hình dạng tương tự với bộ phận đang bị bệnh, nó sẽ tạo ra 1 kích thích lên não bộ để từ đó tác động đến một cơ quan nội tạng hay 1 bộ phận khác.

image014

Về ỨNG DỤNG NGUYÊN LÝ ĐỒNG ỨNG, ta có:

Nhóm 1: ĐỒNG ỨNG GIỮA BÀN TAY & BÀN CHÂN VÀ CƠ THỂ CON NGƯỜI

Dựa trên Thuyết đồng hình tương tụ, mỗi ĐẦU NGÓN TAY trên bàn tay ngửa (và đầu ngón chân ngửa) sẽ đồng ứng với một cái đầu phía trước mặt. Từ đó ta có thể tác động trên các đầu ngón tay và chân để hỗ trợ cho việc điều trị các bệnh trên vùng đầu, mặt.

3/ Bàn tay ngửa với mỗi ngón tay đồng ứng với cơ thể phía trước::  Chủ trị: Tác động trên mỗi ngón tay bằng cây dò (vạch) cây lăn đồng nhỏ (lăn) hay Điếu ngải cứu (hơ) để trị các bệnh liên quan đến nội tạng.

4/ Bàn tay úp đồng ứng với cơ thể nhìn từ phía sau: Chủ trị: Tác động lên mặt úp của mỗi ngón tay để trị các bệnh đau đầu, đau cổ gáy, đau lưng, đau thần kinh toạ, đau xương chậu, đau nhượng chân, gót chân.

5/ Bàn tay ngửa với mỗi ngón tay đồng ứng với một bộ xương (phía trước):  Chủ trị: Tác động trên mỗi ngón tay để trị 6/ Bàn tay úp với mỗi ngón tay đồng ứng với một bộ xương (phía sau):  Chủ trị: Tác động trên mỗi ngón tay để trị các bệnh về xương, khớp (phía sau)các bệnh về xương, khớp (phía trước).

7/ Bàn tay ngửa với các ngón tay giơ lên đồng ứng với các cánh tay (mỗi ngón tay tương ứng với một cánh tay và bàn tay): Hai bàn tay với các ngón hướng lên trên, tương tự hai cánh tay giơ lên thì nó sẽ đồng ứng với hai cánh tay – Việc tác động lên 2 ngón tay trong tư thế này sẽ hỗ trợ việc điều trị những vấn đề liên quan đến cánh tay.

8/ Bàn tay chúc xuống với các ngón xòe ra đồng ứng với hai chân: Nhưng nếu bàn tay ngửa lại chúc xuống, thì lúc này nó lạ̣i đồng ứng với các cẳng chân mà mỗi ngón tay trong tư thế ngửa sẽ đồng ứng với một cái chân nhìn từ phía sau. Còn với bàn tay úp thì các ngón tay sẽ đồng ứng với cái chân nhìn từ phía trước. Việc tác động lên các ngón tay trong tư thế này sẽ có ảnh hưởng đến việc điều trị các vấn đề liên quan đến chân.

10/ Nếp nhăn bàn tay đồng ứng với các bộ phận trong cơ thể:

Bàn tay nắm Iại sẽ tạo ra các nếp nhăn ở cạnh bàn tay. Các nếp nhăn này sẽ lần lượt đồng ứng với:

– Lỗ tai

– Lỗ rún

– Hậu môn

– Cổ tử cung và bộ phận sinh dục nữ.

Trong trường hợp các bộ phận này bị bệnh, ta có thể tác động lên các nếp nhăn ở cạnh bàn tay để điều trị, chủ yếu bằng cách dùng điếu ngải cứu hơ trên các nếp nhăn.

11/Các  nếp nhăn giữa các ngón tay – nếp nhăn ở khuỷu tay, chân đồng hình với miệng và mắt:

Theo luật Đồng hình, các nếp nhăn có hình dáng tương tự miệng và mắt nên đồng ứng với mắt và miệng. Chúng ta lưu ý là mỗi một nếp nhăn trên bàn tay ngửa đều đồng ứng với một cái miệng hay một con mắt. Khi có các bệnh liên quan đến miệng và mắt ta có thể tác động trên các khớp để hỗ trợ việc trị liệu.

Nhóm 2: BÀN TAY –CÁNH TAY & CƠ QUAN NỘI TẠNG

1/ Bàn tay ngửa đồng ứng với các bộ phận nội tạng:

Mỗi ngón tay cũng có sư đồng ứng với các bộ phận nội tạng trong cơ thể như: Phổi, tim, bao tử, ruột, thận, gan, bọng đái…

Ta có thể tác động vào vùng giữa mỗi ngón tay để hỗ trợ điều trị các bệnh chứng liên quan đến các bộ phận nội tạng. Điều đặc biệt là sự tác động chỉ có hiệu quả khi một trong các bộ phận trên bị đau. Nếu không, thì việc tác động sẽ không đưa đến phản ứng gì.

2/ Cánh tay trên đồng ứng với đầu và nội tạng:

&
Khóa học khác

Thông báo mở lớp Đại giản thuật "Vòng Tròn Sinh Địa"

Thông báo mở lớp Đại giản thuật "Vòng Tròn Sinh Địa"

Ngày đăng: 25/09/2021 11:38 AM

Khóa học Đại giản thuật "Vòng Tròn Sinh Địa" do GS.TSKH Bùi Quốc Châu trực tiếp giảng dạy, trợ giảng Lương Y Bùi Minh Tâm và thầy Bùi Minh Trí

Thông báo!  Mở lớp Diện Chẩn Việt Y Đạo Nâng Cao Online năm 2021 (lần 1), học trực tiếp với Nhà Phát Minh - GS.TSKH Bùi Quốc Châu.

Thông báo! Mở lớp Diện Chẩn Việt Y Đạo Nâng Cao Online năm 2021 (lần 1), học trực tiếp với Nhà Phát Minh - GS.TSKH Bùi Quốc Châu.

Ngày đăng: 21/05/2021 04:24 PM

Mở lớp Diện Chẩn Việt Y Đạo Nâng Cao năm 2021 (lần 1), học trực tiếp với Nhà Phát Minh - GS.TSKH Bùi Quốc Châu.

VÌ SAO VIỆT NAM XỬ LÝ QUÁ TỐT DỊCH BỆNH COVID-19 VÀ GIẢ THUYẾT CỦA GSTSKH BÙI QUỐC CHÂU

VÌ SAO VIỆT NAM XỬ LÝ QUÁ TỐT DỊCH BỆNH COVID-19 VÀ GIẢ THUYẾT CỦA GSTSKH BÙI QUỐC CHÂU

Ngày đăng: 29/01/2021 11:37 AM

Sáng nay tôi có xem đoạn clip trên youtube kênh ” Askmewhy” đăng nội dung một tờ báo nước Úc họ đã điều tra xem nước Việt Nam chúng ta có tình trạng dấu bệnh dịch Covid -19 hay không? Vì chúng ta là một trong những nước đứng đầu thế giới trong việc bảo vệ người dân thoát khỏi dịch bệnh Covid-19. Tôi cảm thấy thật tự hào vì mình là người Việt Nam, sẵn dịp này tôi muốn trình bày một số suy nghĩ của tôi đã có từ nhiều năm trước mong các bạn góp ý. Xin cám ơn các bạn.

Suy Nghĩ về đặc tính dân tộc Việt Nam

Suy Nghĩ về đặc tính dân tộc Việt Nam

Ngày đăng: 29/01/2021 11:37 AM

Suy Nghĩ về đặc tính dân tộc Việt Nam

[08/6] Mở Lớp Diện Chẩn Thực Hành & Âm Dương Khí Công (khóa 1 tháng)

[08/6] Mở Lớp Diện Chẩn Thực Hành & Âm Dương Khí Công (khóa 1 tháng)

Ngày đăng: 29/01/2021 11:36 AM

[08/6] Mở Lớp Diện Chẩn Thực Hành & Âm Dương Khí Công (khóa 1 tháng)
SHOP DIỆN CHẨN
Zalo
Hotline
DMCA.com Protection Status