Họ tên: TRẦN NGỌC LAN
Ngày tháng năm sinh: 24/11/1992
Nghề nghiệp: Thiết kế
Trình độ học vấn: Đại học
Số điện thoại: 0939556402
Địa chỉ: 216/35 Nguyễn Văn Hưởng, P.Thảo Điền, Q2
Email: lanngoctran92@gmail.com
BÀI THU HOẠCH
1/ Từ khi học đến nay, bạn đã làm được bao nhiêu ca bệnh cho mình và cho người khác? Tỷ lệ thành công và thất bại? Kể ra những ca thành công và thất bại.
Ca 1: Bản thân bị đau khớp gối: Dùng chày đâm tiêu xoa dầu đánh khắp đầu gối, dò sinh huyệt từ đầu gối lan ra toàn chân. Day ở mỗi sinh huyệt khoảng chừng 10 tiếng đếm. Làm được 3 ngày thì đầu gối không đau nữa.
Ca 2: Chị gái bị viêm mũi dị ứng, hắt hơi sổ mũi liên tục: do da chị mỏng, thoa dầu hay bị lột da và không ngửi được khói ngải cứu nên em gạch vùng ngọa tàm, gạch 2 bên gờ mày và gạch ở giữa trán vùng huyệt từ 26 đến 103. Day ấn các huyệt 127, 3, tam giác phế, 34, 197. Kéo mạnh ở 287 xuống nhiều lần để chị hết nhảy mũi. Dùng máy sấy tóc hơ nhẹ ở mặt, sau đó bật số lớn hơn để hơ Nhâm đốc, cuối cùng hơ nóng cổ gáy và vùng lưng. Khoảng 15 phút sau thì chị ngưng sổ mũi, không cảm thấy bị kích thích ở mũi nữa.
Ca 3: Mẹ em bị nhức đầu không ngủ được, nhức trên đỉnh đầu theo kiểu có cảm giác khí xông lên: Dùng que dò đầu nhỏ thực hiện thủ pháp xâm mứt gừng ngay tại vùng đỉnh đầu. Được khoảng 10-15’ thì mẹ cảm giác đỡ khoảng 70% và ngủ được.
Ca 4: Mẹ em nhai thức ăn, động vào nướu gây nhức răng hàm: Day ấn, dán cao các huyệt 14, 16, 0, 3, 127, 8. Dùng lăn đồng láng lăn tại chỗ bị nhức và dán cao xung quanh đó. Kết quả chỉ giảm được 10-20%, không hiệu quả lắm.
2/ Huyệt nào hoặc phác đồ nào bạn tâm đắc nhất? Tại sao? Kể ra chi tiết vài ca?
Vì kinh nghiệm thực hành chưa nhiều nên em chưa cảm nhận được huyệt nào mà mình tâm đắc nhất. Nhưng em thích nhất là huyệt 26 và huyệt 60, phản chiếu thần kinh và tim. Cả 2 đều thuộc TÂM HỒN. Nó đã cho ra đời phác đồ yêu thương. Nó không chỉ mang ý nghĩa về mặt thể lý trên cơ thể con người mà còn mang ý nghĩa kết nối về mặt tâm hồn để tạo ra những thay đổi nhất định.
3/ Bạn nghĩ gì về hệ thống huyệt Diện Chẩn?
Hệ thống huyệt Diện Chẩn là một hệ thống rất bài bản và khoa học. Đặc biệt nó có ưu điểm hơn hệ thống huyệt Đông Y ở chỗ lấy số làm tên huyệt nên rất dễ học và đặc biệt rất dễ phổ biến đến mọi người trên thế giới. Đặc biệt ta có thể sử dụng huyệt một cách đa dạng, như sử dụng từng huyệt đơn dựa theo TÁC DỤNG & CHỦ TRỊ của từng huyệt, hoặc kết hợp các huyệt lại với nhau tạo thành phác đồ của riêng mình
4/ Bạn nghĩ gì về các phác đồ hỗ trợ trong Diện Chẩn?
Các phác đồ trong Diện Chẩn là một gợi ý khá tốt trong điều trị, tuy nhiên không nên đẩy tầm quan trọng của nó lên vượt hơn những phương pháp khác như Dụng cụ, Đồ Hình Phản Chiếu Đồng Ứng, Sinh Huyệt,…
5/ Bạn thắc mắc điều gì nhất trong các tài liệu và bài giảng? Nêu ra những gì bạn khó hiểu và không làm được.
Điều em vẫn còn mơ hồ đó việc phân biệt dấu hiệu Hàn Nhiệt. Trên lý thuyết ghi rất rõ ràng nhưng em vẫn gặp khó khăn trong thực tế vì bệnh nhân đôi khi biểu hiện hàn nhiệt lẫn lộn, không rõ ràng. Việc xác định xem biểu hiện nào mới là mấu chốt để phân biệt là điều em vẫn chưa nắm vững, cần phải có sự luyện tập cùng với kinh nghiệm thực tế mới có thể nắm vững được.
6/ Bạn nghĩ gì về các dụng cụ Diện Chẩn?
Các dụng cụ đều đơn giản, nhẹ nhàng, không gây tâm lý áp lực cho bệnh nhân, đồng thời rất nhỏ gọn, tiện lợi để mang đi xa, hữu dụng khi cấp cứu. Hơn nữa, các dụng cụ Diện Chẩn vô cùng phong phú. Dụng cụ cùng với sự kết hợp các thủ pháp, các cách tác động, các lý thuyết Diện Chẩn theo hệ giai thừa đã tạo nên vô số các phương pháp giải quyết vấn đề rất linh hoạt, nhưng nó cũng đòi hỏi người sự dụng một đầu óc linh hoạt thì mới có thể khai triển được.
7/ Khi dùng các dụng cụ, bạn thích nhất phương thức tác động nào? Lăn, gõ, ấn, dán, châm? Hãy kể ra và nói lý do taị sao.
Khi dùng dụng cụ em thích nhất 2 phương pháp là lăn và dán – lý do là nó không gây đau cho bệnh nhân, có thể áp dụng cho tất cả mọi người, đặc biệt là người già và trẻ em.
8/ Bạn nghĩ gì về các đồ hình (phản chiếu – đồng ứng) của Diện Chẩn?
Các đồ hình là một phát kiến thật bất ngờ. Ấn tượng ban đầu là đi ngược lại với logic khoa học nhưng tính đúng đắn của nó về mặt thực tế là không thể chối cãi và tính hữu dụng về mặt giải quyết vấn đề là không thể phủ nhận.
9/ Bạn có đề nghị gì với sách học và cách giảng dạy?
Theo cá nhân của em, cách giảng dạy của thầy thiên về tính chia sẻ hơn là giảng dạy bài bản, vì thế đối với những học viên chưa có kiến thức nào về Diện Chẩn sẽ thấy hơi lan man. Do đó trước khi đăng ký nên có khuyến khích những học viên nào chưa hề biết về phương pháp đăng ký một khóa thực hành trước để tránh việc nôn nóng mà bỏ qua những bài học trong những lời chia sẻ của thầy.
10/ Cảm tưởng của bạn đối với phương pháp này, bạn nghĩ gì về tương lai của nó? Ích lợi của nó đối với sức khỏe và tinh thần ra sao?
Đây là một phương pháp rất hay. Ích lợi của nó ở chỗ nó không can thiệp thô bạo vào cợ thể. Cách giải quyết vấn đề rất nhẹ nhàng và tinh tế. Đây là một điều có lợi rất lớn đối với người bệnh.
Thông thường, những thủ tục rắc rối, thời gian chờ đợi, cơ sở vật chất không thoải mái ở các bệnh viện cũng tác động rất lớn đến bệnh tình của bệnh nhân. Hơn nữa sự can thiệp thô bạo vào cơ thể gây ra những tác động xấu lên cơ thể, nhiều khi không giải quyết triệt để bệnh tình mà còn gây ra bệnh khác. Thêm vào đó, đây là một phương pháp giải quyết vấn đề mà không đắt đỏ, tốn kém như những phương pháp khác. Đó là một chỗ dựa tốt đẹp nhất cho những bệnh nhân gặp khó khăn về tài chính.
Em nghĩ trong tương lai Diện Chẩn sẽ phát triển theo cấp số nhân và trở nên phổ biến rộng rãi không chỉ trong lĩnh vực y học mà còn các lĩnh vực khác như thể dục thể thao, làm đẹp, giáo dục,… Bất kể lĩnh vực nào cũng có thể vận dụng được Diện Chẩn bởi vì cốt lõi của phương pháp chính là sự SÁNG TẠO, cho nên nếu biết vận dụng, nó sẽ bao trùm tất cả lĩnh vực.
11/ Từ khi áp dụng phương pháp này, bạn đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền?
Mỗi lần có bệnh tiền khám bác sĩ và tiền thuốc thường vào tầm khoảng 3 – 400.000đ. Cách đây 6 tháng em có rất nhiều bệnh trong người, trong khoảng thời gian đó thường đi lại bệnh viện trung bình 1 tháng một lần để khám và tái khám. Từ khi áp dụng Diện Chẩn thì sức khỏe tăng dần, các bệnh trong cơ thể như chóng mặt nhức đầu, tiết niệu, viêm mũi dị ứng,… cũng không còn đáng kể nữa. Như vậy có thể tiết kiệm được 500.000đ mỗi tháng và đặc biệt không phải mất thời gian đi lại chờ đợi ở bệnh viện cũng như không cần phải quá nhiều thuốc làm ảnh hưởng đến cơ thể.
12/ Những điều gì giáo viên hay nhắc đi nhắc lại trong lớp?
Thầy thường nhắc đi nhắc lại về tính linh hoạt và Tâm ngôn DC. Đó cũng chính là những điều cốt lõi của Việt Y Đạo.
13/ Trong 20 điều lợi ích sau khi học Diện Chẩn, bạn được bao nhiêu điều?
Chỉ sau 5 tuần học em thấy mình đạt được 10 trên 20 điều lợi ích. Đó là SỨC KHỎE, HẠNH PHÚC, TRÍ TUỆ, TƯƠI ĐẸP, TỰ DO, GIẢM LO ÂU, TIẾT KIỆM, VUI VẺ, BÌNH ĐẲNG & THAY ĐỔI NHÂN SINH QUAN và THẾ GIỚI QUAN.
14/ Bạn nghĩ gì về phác đồ Tình thương 26 – 60 và các môn Huyền công trong DC?
Đó là một điều thật khó tin đối với người trẻ như em nhưng em đã bắt đầu tin và quyết định luyện tập. Đến bây giờ thì em lại thấy cơ sở lý luận của nó thật ra rất khoa học. Em nghĩ đó là sự kết nối về mặt năng lượng giữa người với người và giữa bản thân với năng lượng trong vũ trụ.
15/ Bạn hãy hình dung sự phát triển và thay đổi của con người trong xã hội trên thế giới khi có hang tỷ người sử dụng Diện Chẩn trong 100 năm nữa?
Nó vượt khỏi sự tưởng tượng của em nên em cũng không biết. Em chỉ nghĩ là nó sẽ trở thành một nền y học bổ sung lớn mạnh ngang hàng với y học hiện đại và y học cổ truyền. Ba nền y học này sẽ đứng thế kiềng 3 chân bảo vệ sức khỏe của con người. Nhưng có một điều chắc chắn rằng người ta sẽ tìm đến y học bổ sung đầu tiên khi có bệnh chứ không phải tìm đến bệnh viện như hiện nay.
16/ Bạn nghĩ gì về Thầy Bùi Quốc Châu?
Em nghĩ Thầy là một người truyền cảm hứng. Cảm hứng để người ta sống tốt hơn và muốn cống hiến hơn. Chính cảm hứng là nguồn năng lượng lớn nhất để thay đổi cuộc đời một con người. Và cảm hứng không được truyền bằng lời nói, cảm hứng được truyền đi bằng cách chúng ta sống.
Em có đọc được một câu như thế này trong một bài viết nói về sự lãnh đạo (5 traits of creative leaders – Năm đặc điểm của một nhà lãnh đạo sáng tạo) của Erik Wahl: “Intellect without intuition makes for a smart person without impact. Intuiton without intellect makes a spontaneous person without direction.” (Tạm dịch “Người khôn ngoan nhưng thiếu nhạy cảm thì chỉ là một kẻ thông minh bình thường không làm nên sự nghiệp; Người chỉ có trực giác mà không có trí thông minh thì chỉ là một kẻ tùy tiên vô phương hướng.”) Để là một nhà lãnh đạo cần có cả hai. Em nghĩ Thầy có cả hai.
17/ Bạn nghĩ gì về Tâm ngôn của Thầy Bùi Quốc Châu?
Em chưa đọc hết Tâm ngôn của thầy. Tâm ngôn tuy mỏng nhưng không phải là dạng sách để đọc một lần. Em đọc theo dạng “lâu lâu mở ra đọc chơi một câu”. “Lâu lâu mở ra đọc chơi” là bởi vì lúc đó tâm hồn mình thư thả, mình mở thì tâm ngôn mới vào và chỉ đọc “một câu” là bởi vì một câu là đã đủ cho một ngày nghiền ngẫm.
Còn một cách em đọc nữa đó là đọc khi nào vướng mắt. Em thấy chuyện thầy kể về anh Nguyễn Duy Mạnh là rất đúng. Những khi gặp một vấn đề gì đó thì khi đọc Tâm ngôn người ta sẽ tìm thấy cách giải quyết vì vướng mắc đôi khi không phải ở vấn đề mà là ở mình.
18/ Sau khi học xong khóa căn bản này, bạn có ước muốn sẽ làm gì trong tương lai?
Ngày đó em đi học vì tò mò một phương pháp rất hay. Nhưng sau khi học xong 5 tuần với thầy em bắt đầu có một ý niệm muốn theo Diện Chẩn, muốn chữa bệnh cho người khác. Nhưng em không nghĩ Diện Chẩn chỉ gói gọn trong vấn đề y học và sức khỏe. Nó là một nguồn cảm hứng. Em không muốn chỉ làm một người chữa bệnh, em muốn làm một người truyền cảm hứng. Vì nguồn cảm hứng chính là sức mạnh nâng đỡ một con người.
19/ Thế giới quan và nhân sinh quan của bạn sau khi học xong?
Cách nhìn nhận sự việc nhẹ nhàng và lạc quan hơn sau 5 tuần nghe Thầy giảng dạy và chia sẻ. Gọi là “chia sẻ” thì đúng hơn vì Thấy không giảng dạy nhiều kiến thức. tuy nhiên lại mở ra cho học viên hoặc có thể là cá nhân em nhiều điều vướng mắc trong tâm lý. Trước đây tuy tuổi đời còn trẻ nhưng bản thân hay lo nghĩ, hay phức tạp hóa vấn đề và đặc biệt rất quan trọng THÀNH BẠI. Ta phải được cái này, ta phải được cái kia, ta phải hơn người này, ta phải hơn người kia. Tính cạnh tranh là một cá tính thường có ở tuổi trẻ, đặc biệt đối với những người càng thông minh càng có hoài bão họ sẽ càng xuất hiện một tính cách là “Dare the world”, tức là muốn thách thức cả thế giới, họ khao khát tạo nên một thay đổi lớn cho xã hội, cho đất nước, cho mọi người, cho cái chung,…
Xuất phát điểm ban đầu rất hay nhưng nếu không cẩn thận người ta có thể đi lệch hướng bởi lẽ những người có hoài bão lớn thường là có một cái tôi lớn. Và đôi khi cái tôi khao khát muốn thể hiện có thể làm hỏng đi những ý niệm cao cả ban đầu. Khi đó, người ta bắt đầu rơi vào vòng xoáy của việc ta phải làm được điều này, ta phải làm được điều kia. Suốt ngày đầu óc cứ bận bịu suy nghĩ làm sao để thắng và áp lực lo sợ sự thất bại thì còn tâm trí đâu để sáng tạo, để lo nghĩ cho người khác và cho cái chung.
Tâm trí thanh thản chính là điều cốt lõi. Em nói được như vậy là vì em cảm nhận trên chính em và những người bạn của em. Hồi đó em có được nghe “Dụng của cái bát ở chỗ nó trống” nên em rất thích câu “Để tâm trống rỗng hư không” của Thầy. Đúng, nếu muốn làm cho người khác thì lòng mình phải trống, nếu cái chén mà chứa hết của mình thì lấy đâu ra còn chỗ mình chứa cho người khác. Nghe hiểu thì dễ mà làm thì khó vô cùng.
Con người có cả triệu thứ tham, tham tiền, tham hư danh, tham thể hiện, tham hiểu biết, tham lời khen,… Cho nên mỗi lần gợn lên những cái tham đó trong đầu thì em tâm niệm: “Được là một cái duyên mà mất cũng là một cái duyên”. Có lúc thắng có lúc thua nhưng hy vọng “cái bát’ của mình trống được một nửa cũng là đáng mừng rồi!
20/ Sau khi học xong bạn muốn thành chuyên gia chữa bệnh gì?
Vì bản thân và người nhà đều gặp những vấn đề về mắt nên em muốn tìm hiểu sâu thêm về lĩnh vực thị giác trong Diện Chẩn: từ thể dục tự ý, ẩm thực dưỡng sinh, âm dương khí công, các bệnh về mắt, các bệnh có biến chứng đến mắt, thể tạng hàn nhiệt đối với đôi mắt để từ đó đưa ra những phương pháp phù hợp để điều trị, giữ gìn và bảo vệ “cửa sổ tâm hồn” cho mọi người.
Báo cáo về Âm dương khí công
Sau 4 tuần học Âm dương khí công, sức khỏe nhìn chung có tiến triển rõ rệt. Trước đây cơ thể em rất nhạy cảm với không khí lạnh, mỗi sáng ngủ dậy đều bị sổ mũi, đặc biệt khi thay đổi môi trường từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng quá đột ngột sẽ bị hắt hơi sổ mũi ngay. Tuy nhiên từ lúc thở đường dương bệnh đã đỡ nhiều. Mỗi sáng ngủ dậy không còn bị sổ mũi nữa. Việc thay đổi môi trường đột ngột cũng không gây ảnh hưởng nhiều, chỉ khi nào lúc đó trong cơ thể không khỏe thì mới phát bệnh.