Diện Chẩn

Hoạt Động

Đại Giản Thuật

SUY NGHĨ VỀ ĐẶC TÍNH DÂN TỘC VIỆT NAM

Ngày đăng: 10/01/2022 11:17 AM

Suy Nghĩ về đặc tính dân tộc Việt Nam

  Nghiên cứu về tâm lý dân tộc là một việc làm thú vị đối với tôi, nhưng trước hết cũng xin nói rõ bài viết dưới đây không phải là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc về bản tính dân tộc Việt Nam, mà chỉ là một số nhận xét có tính chủ quan....

Trình bày cũng là một dịp để học hỏi, cho nên tôi sẵn sàng đón nhận những góp ý chân thành của quý vị để cho tôi có dịp thấy những chỗ sai sót và nông cạn của mình mà kịp thời sửa chữa, bổ sung.

 

Những nét tính cách chung của người việt  

Theo tôi, tính cách của người Việt Nam nói chung có những nét như sau:

1. Tính vừa phải (chiết trung) không thái quá, không cực đoan.
2. Tính linh động, mềm dẻo ( không quá cứng nhắc)
3. Tính độc lập cao, tinh thần bất khuất.
4. Chuộng thực tế hơn viễn vông (không thích chuyện xa vời)
5. Thích sự thoải mái, tự nhiên (đặc biệt ở Nam bộ).
6. Giàu nghị lực (có sức chịu đựng)
7. Can đảm, mưu trí.
8. Hiền hòa, nhân hậu, độ lượng, dễ tha thứ, coi trọng tình nghĩa.
9. Thông minh, hiếu học.
10. Không quá khích, không hiếu thắng.
11. Tính lạc quan vui vẻ (hay cười)
12. Tính bất ổn định do thiếu nội lực
13. Tự ái cá nhân lớn hơn tự ái dân tộc. Tự ái nhiều hơn tự trọng, hay tự ái vặt.
14. Tính ăn xổi ở thì, chỉ biết cái lợi trước mắt, không nghĩ đến chuyện lâu dài.
15. Tính nghệ sĩ (hay bốc đồng)
16. Kém trí tưởng tượng và sáng tạo, ít sáng kiến, giỏi bắt chước.
17. Kém tổ chức.
18. Kém óc phân tích
19. Thiếu đoàn kết
20. Trọng hư danh. Ưa nịnh hót
21. Ít tôn trọng kỷ luật, thiếu nghiêm túc trong công việc
22. Thiếu tinh thần trách nhiệm
23. Giàu cảm tính, cảm xúc (nhạy cảm) Sống và làm việc bằng tình cảm hơn là  bằng lý trí (hay sợ mất lòng người khác)
24. Thiếu tính chân thật, ngay thẳng
25. Tư đức lớn hơn công đức, óc cá nhân lớn hơn óc xã hội.
26. Thiếu tính nhẫn nhục (Thiếu tiểu nhẫn nên thường làm hư đại sự)
27. Thiếu tự tin, nhút nhát
28. Vọng ngoại (Bụt nhà không thiêng)
29. Hay có óc cục bộ địa phương.

30. Óc chiến thuật hơn óc chiến lược
31. Tính tuỳ tiện, cẩu thả
32. Lãng phí thời gian và tiền bạc
33.Tính coi trời bằng vung (không coi việc gì là quan trọng)
34. Hay đố kỵ, nhỏ nhen, ích kỷ, hay dèm pha nói xấu kẻ khác.
35. Tính bảo thủ, hay cố chấp, thành kiến.
36. Tính thích nhàn tản, ham chơi hơn ham làm việc.
37. Tính thích danh hơn thích làm giàu (không quá coi trọng đồng tiền)
38. Tính hay bao biện, ôm đồm, không coi trọng chuyên môn.
39. Tính không rõ ràng, thích nói chung chung.
40. Tính hay tò mò, tọc mạch, ngôi lê đôi mách
41. Tính láu cá, khôn vặt, ranh ma
42. Tính hay thù vặt, hay gây gổ, dễ đánh nhau vì chuyện không đâu.
43. Thích nói (hay viết) hơn làm.
44. Thích chỉ huy ( làm đầu gà hơn làm đuôi phụng) nhưng lại kém quản lý.
45. Hay để ý đến tiểu tiết hơn là đại thể.
46. Thường  thấy gần, ít nhìn xa trông rộng.
47. Tính thích hưởng thụ ( ăn nhậu, vui chơi…)
48. Ý thức vệ sinh kém, nhất là vệ sinh công cộng.
49. Kém ý thức về trật tự công cộng. Nhà cửa thiếu ngăn nắp.
50. Không đúng giờ, không đúng hẹn. Hay thất hứa.


            Trong những điểm tâm lý nói trên, có thể có một số nét tìm thấy ở các dân tộc khác như người Hoa, người Phi, người Mã Lai… nói chung là không hẳn chỉ có ở người Việt. Nhưng điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là tính chất trung bình của những  đặc tính đã nêu ở dân tộc Việt. Có nghĩa là nếu người Việt có tính thiếu kỷ luật hay thiếu tinh thần trách nhiệm thì cũng chỉ ở mức trung bình chứ không quá tệ vì đặc tính nổi bật của người Việt là tính chiết trung (vừa phải). Thứ hai là những nhận xét của tôi nhằm nói đến đặc điểm của số đông, của cộng đồng chứ không nói đến những trường hợp đặc biệt của từng cá nhân mà ở dân tộc nào và lĩnh vực nào cũng có. Thật ra, những nhận xét trên đây còn có thể tìm thấy qua Âm nhạc cổ truyền dân tộc, qua nghệ thuật nấu ăn, và qua kho tàng Ca dao, tục ngữ Việt Nam vì nó phản ánh một cách khá trung thực tâm lý dân tộc qua hàng ngàn năm nay.

Các bạn đọc thêm bài "Sự khác biệt về thể chất, cách tư duy của người Phương Đông với người Phương Tây"

                                                                                                                             GSTSKH. Bùi Quốc Châu

 

 

Bài viết khác

Báo Cáo Thở Âm Dương Khí Công - CƠ THỂ CÓ MÙI THƠM LÀI

Sáng 3Âm/2 Dương; Tối 3 Dương/2Âm; tự nhiên các bệnh nêu trên của con cũng từ từ hết, đến khoảng 4-5 tháng thì một hôm con đi làm tóc: Thợ làm tóc nói "tóc chị thơm mùi giống mùi hoa lài"; hôm đó con thì từ sáng đến lúc đó chưa gội đầu (thậm chí chưa tắm dự định ghé gội đầu về tắm luôn à). Con nói chị đâu tắm gội gì đâu mà có mùi hoa lài. Tối con ngồi nghĩ đến lời cô gái ấy nên lấy tay chà nhẹ lên da mình: một mùi thơm không phải hẳn hoa lài, con chà khắp mình mẩy đâu cũng thơm.

Xem thêm

ẨM THỰC LIỆU PHÁP HAY LÀ ĂN UỐNG TRỊ BỆNH

ĂN UỐNG là một vấn đề sống còn của con người. Không ĂN UỐNG thì chết nhưng ăn uống sai lầm không có điều độ cũng sinh bệnh, đôi khi dẫn đến cai chết một cách nhanh chóng. Do đó có câu “BỆNH TÒNG KHẨU NHẬP” (bệnh theo miệng mà vào).

Xem thêm

TRƯỜNG HỢP NÀO KHÔNG NÊN ĂN CAM?

Đồng bào ta thường nói “CAM HÀN, QUÍT NHIỆT, BƯỞI TIÊU" (Cam thì lạnh, Quít thì nóng, Bưởi thì tiêu thực). Câu nói đó bao hàm một sự thật mà đồng bào ta đã chiêm nghiệm và đúc kết qua bao thế hệ về ba loại trái cây trên. Thế mà chúng ta hàng ngày vẫn sử dụng một cách không ý thức về ba thứ trái cây trên cho nên vô tình gây ra nhiều bệnh tật hoặc kéo dài một bệnh lẽ ra đã lành từ lâu.

Xem thêm

DÙNG NƯỚC ĐÁ NHƯ THẾ NÀO?

Như mọi sinh vật trên trái đất này, con người chịu ảnh hưởng mật thiết của khí hậu và thời tiết, cụ thể là các yếu tố vật lý như nóng lạnh. Bên cạnh những tác hại của việc tắm nược lạnh lúc cơ thể đang nóng nực, bài viết này muốn nói đến những tác hại không kém phần lớn lao của một thức uống rất phổ biến trên hành tinh này. Đó là NƯỚC ĐÁ. Tại sao NƯỚC ĐÁ lại gây những tác hại lớn lao trong sức khỏe con người? Vô lý! Nhiều người uống nước đá hoài, có sao đâu?

Xem thêm

VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM & THỰC ĐẠO

Dân tộc ta có nhiều câu nói về Ăn Uống như: “Dĩ thực vi tiên”, “Ăn chưa no, lo chưa tới”, “Có thực mới vực được đạo”, “Ăn trông nồi, ngồi trong hướng”, “Tiếng chào cao hơn mâm cỗ”, “Liệu cơm gắp mắm”, “Nhường cơm xẻ áo”, “Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời”,…

Xem thêm