Tính & Chất

Tính & Chất

Tính & Chất

Có nhiều học trò, bệnh nhân hỏi tôi rằng, sao hạn chế ăn trái cam vậy thầy, sao không được uống nước dừa; Tây y nói trái cam tốt mà, nhiều Vitamin C, chất xơ, v.v…
  • Liên hệ

TÍNH VÀ CHẤT

Bùi Minh Tâm (Trung Tâm Việt Y Đạo Quốc Tế)

Có nhiều học trò, bệnh nhân hỏi tôi rằng, sao hạn chế ăn trái cam vậy thầy, sao không được uống nước dừa; Tây y nói trái cam tốt mà, nhiều Vitamin C, chất xơ, v.v…

Vậy lời khuyên nào đúng? Kinh nghiệm hằng ngàn năm của Y học cổ truyền đúng hay Y học hiện đại đúng ?

Câu trả lời là không bên nào sai, cũng không bên nào đúng. Vậy câu trả lời này được hiểu như thế nào đây?

Thực ra vấn đề trở nên đơn giản và dễ dàng hơn khi chúng ta hiểu rằng YHCT đang nói về TÍNH, còn YHHĐ đang nói về CHẤT.

Tiếng Việt chúng ta rất hay, thông thường để mô tả 1 cái gì đó thường dùng các từ ngữ chỉ Tính Chất của vật đó, có khi nói rõ về Tính, có khi nói rõ về Chất, nhưng cả 2 đều chỉ 1 đối tượng.

Thí dụ :

  • Anh này tính nóng như lửa, cô bé kia tính tình dịu ngọt như nước suối mùa thu, đó là mô tả về Tính.
  • Gần 99% khối lượng cơ thể người có chứa 65% Oxygen, 18.5% Carbon, 9.5% Hydrogen, 3.2% Nitrogen, 1.5% Calcium, còn lại là các chất khác (Phosphorus, Potassium, Sulfur, Sodium, Chlorine, Magnesium, Cu, Fe, Iodine, Zn,…), đó là phân tích về Chất.

Như vậy Tính và Chất là 2 khía cạnh mô tả của 1 đối tượng, không thể tách rời. Tùy vào góc nhìn và mục đích sử dụng mà ta có cách nhìn và tương tác như thế nào cho phù hợp. Muốn điều chỉnh về Tính, ta sử dụng Tính; muốn điều chỉnh về Chất, ta sử dụng Chất.

Và tương tự đối với trái Cam của chúng ta.

Đối với người bệnh có tính Hàn (hay sợ lạnh), tức là cơ thể người đó dư tính Hàn, để điều chỉnh trở lại sự quân bình Âm Dương ta không được sử dụng (hoặc hạn chế) ăn trái Cam vì trái Cam có tính Hàn sẽ làm tăng thêm tính Hàn (bệnh nặng, khó hết); mà ngược lại ta nên ăn uống thức ăn có tính Nhiệt (nóng) để cân bằng lại Âm Dương sẽ mau hết bệnh. Đó là góc nhìn về “Tính” chúng ta xài “Tính” để điều chỉnh.

Bây giờ nói về Chất: Đối với người bệnh thiếu Vitamin C thì ta lại sử dụng trái Cam (và các thức ăn có chứa Vitamin C khác) để bổ sung Vitamin C. Đó là điều chỉnh về Chất.

Đó là trường hợp chúng ta muốn điều chỉnh về Tính hoặc Chất riêng lẻ.

Nhưng có những trường hợp phải điều chỉnh cả 2 vừa Tính, vừa Chất thì chúng ta sử dụng cả 2 thông tin về Tính và Chất giao thoa nhau để điều chỉnh.

Thí dụ : Đối với bệnh nhân vừa thiếu Vitamin C vừa bị Hàn thì chúng ta lựa chọn nhưng thức ăn có chứa Vitamin C mà không có tính Hàn. Thí dụ : táo, nho, xoài, rau bồ ngót, v.v… như vậy vừa đảm bảo được giữ cân bằng về Tính và đồng thời bổ sung được Chất.

Tính và Chất, tuy 2 mà 1, tuy 1 mà 2. Linh động biến hóa, tùy nghi sử dụng

“Characteristic” and “Matter”

Bui Minh Tam

Many students and patients have asked me why we should avoid eating oranges or why coconut water is not allowed; while Western medicine says that oranges are good which is high in Vitamin C, fiber, etc.

So which advices are correct? Is the thousands of experienced years of Traditional Medicine or Modern Medicine?

The answer is neither wrong nor right completely. So you can understand this issue as follows:

In fact, the problem will become simpler and easier when we understand that traditional medicine is talking about “Characteristic”, and modern medicine is talking about “Matter”.

Vietnamese language is very interesting. It is common to describe something, we often use words “Tính Chất” – “Characteristic matter” which means Characteristic and Matter standing at the same phrase to indicate the Nature of the object. Sometimes it’s about the “Characteristic”, sometimes about the “Matter”, sometimes about Characteristic as well as Matter but both refer to a single object.

For example:

He is as hot as fire or she is as sweet as spring water. All of a description of the “Characteristic”.

Nearly 99% of the human body mass contains 65% Oxygen, 18.5% Carbon, 9.5% Hydrogen, 3.2% Nitrogen, 1.5% Calcium and the rest are other substances (Phosphorus, Potassium, Sulfur, Sodium, Chlorine, Magnesium, Cu, Fe, Iodine, Zn, …). That is the analysis of “Characteristic”.

So “Characteristic” and “Matter” are two descriptive aspects of the same object, they are inseparable. Depending on the perspective and purpose of use, we have a way of looking and interacting accordingly. If we want to adjust the “Characteristic”, we use the “Characteristic”; if we want to adjust the “Matter”, we use “Matter”.

And the same goes for our Orange.

For people who are sick or afraid of cold, that is, their body is “cold”, so to adjust to the balance of Yin and Yang, we must not use (or restrict) to eat oranges because the oranges will increase “cold” characteristic (causing serious illness, difficult to resolve); on the contrary, we should eat food with heat (hot) to balance Yin and Yang so that the disease will go away soon. That’s the “Characteristic” perspective so we use “Characteristic” to adjust.

About “Matter”: For people with vitamin C deficiency, we use oranges (and other foods containing Vitamin C) to supplement. That’s the way we adjust to “Matter”.

That is the case when we want to adjust for the “Characteristic” or “Matter” individually.

But there are cases when we have to adjust both “Characteristic” and “Matter”, we use both information about “Characteristic” and “Matter” to adjust.

For patients who have both vitamin C deficiency and “cold”, we will choose foods containing Vitamin C without “cold” characteristic. For example: apples, grapes, mango, Sauropus androgynus, etc., thus both ensure a “Characteristic” balance and supplement “Matter”.

“Characteristic” and “Matter”, though 2 but 1, though 1 but 2. Flexible transformation, optional use

Khóa học khác

Bài TH khóa 137/2016 – HV TRẦN HÀ MỘNG NGỌC

Bài TH khóa 137/2016 – HV TRẦN HÀ MỘNG NGỌC

Ngày đăng: 27/01/2021 01:31 PM

Học viên:                      TRẦN HÀ MỘNG NGỌC Ngày sinh:                 19/2/1964 Nghề nghiệp:            Tư vấn viên độc lập Trình độ học vấn:     Tốt nghiệp đại học kinh tế – Cử nhân Anh văn

Một số hình ảnh về khóa DC 139-2016

Một số hình ảnh về khóa DC 139-2016

Ngày đăng: 27/01/2021 11:53 AM

Bài TH khóa nâng cao 138/2016 – HV NGUYỄN TỐNG MỸ PHƯỢNG

Bài TH khóa nâng cao 138/2016 – HV NGUYỄN TỐNG MỸ PHƯỢNG

Ngày đăng: 27/01/2021 11:46 AM

Họ tên học viên: NGUYỄN TỐNG MỸ PHƯỢNG Sinh ngày: 10/09/1978  – Trình độ học vấn 9/12

Bài TH khóa 1/Hội quán DC BQC – HV NGUYỄN THỊ THANH NHÀN

Bài TH khóa 1/Hội quán DC BQC – HV NGUYỄN THỊ THANH NHÀN

Ngày đăng: 27/01/2021 11:46 AM

Học viên: NGUYỄN THỊ THANH NHÀN (Khóa 1/ Hội quán DC BQC) Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội

THÔNG BÁO: Mở lớp hướng dẫn sử dụng dụng cụ Diện Chẩn để chữa bệnh thông thường trong gia đình – tháng 7-2016 (có thực hành chữa bệnh ngay tại lớp)

THÔNG BÁO: Mở lớp hướng dẫn sử dụng dụng cụ Diện Chẩn để chữa bệnh thông thường trong gia đình – tháng 7-2016 (có thực hành chữa bệnh ngay tại lớp)

Ngày đăng: 27/01/2021 11:45 AM

THÔNG BÁO: Mở lớp hướng dẫn sử dụng dụng cụ Diện Chẩn để chữa bệnh thông thường trong gia đình – tháng 7-2016 (có thực hành chữa bệnh ngay tại lớp)
SHOP DIỆN CHẨN
Zalo
Hotline
DMCA.com Protection Status