Năm lý do nghề công tác xã hội cần luật hóa
Đăng bởi: Diện ChẩnNgày đăng: Trong: Báo chí nói về Diện Chẩn
Ảnh: GS-TSKH Bùi Quốc Châu chữa bệnh cho một học viên người Đức.
Tại sao Diện Chẩn lại làm công tác xã hội? Diện Chẩn cần phổ biến trong nghề công tác xã hội như thế nào? Vừa qua từ dư luận đã có rất nhiều câu hỏi tương tự xung quanh vấn đềDiện Chẩn tham gia vào lãnh vực ông tác xã hội. Mời các bạn tìm hiểu vấn đềnày qua bài “NĂM LÝ DO KHIẾN NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CẦN LUẬT HÓA” đăng trên báo sốbáo Xuân Đinh Dậu của tạp chí Nghề nghiệp & cuộc sống (Cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề Công tác xã hội Việt Nam). Nội dung bài trên 3 trang báo được đánh máy lại như sau:
NĂM LÝ DO KHIẾN NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI CẦN LUẬT HÓA
1.Nghề công tác xã hội (CTXH) không phải là một nghề mang tính chất từ thiện ban ơn hay bố thí mà là một công việc mang tầm quan trọng thực sự khi mục đích của người làm nghề là hướng tới đời sống tinh thần cũng như vật chất, nâng cao chất lượng sống cho hầu hết những đối tượng là người “yếu thế”, giúp họ khai mở và phát huy được năng lực của bản thân, tức là hướng dẫn họ “tự giúp” chính họ mà không phụ thuộc bấu víu hay ỷ lại vào những nhà hảo tâm. Nâng cao ý thức tự giúp mình, giúp người, giúp cộng đồng từ kinh nghiệm vươn lên vượt khó sau khi đã được hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn và định hướng của những người làm nghề CTXH.
Để có thể làm được những điều này thì người làm nghề CTXH cần phải được đào tạo một cách chuyên nghiệp, có những kỹ năng cơ bản và kiến thức về văn hóa, xã hội, pháp Luật, y học, tâm lý…
2.Để nâng cao tính chuyên nghiệp cho người làm nghề CTXH thì cần có Luật, giúp họ yên tâm công tác, nghiên cứu đào sâu về nghề nghiệp, đầu tư thời gian cho công việc. Luật sẽ giống như những ngọn đèn để soi đường chỉ lối cho họ đi trên con đường sự nghiệp mà không sợ đi sai, đi lạc.
3.Nghề CTXH là một nghề nhân văn trong xã hội vì nó được bắt nguồn từ tình yêu thương, sự quan tâm chia sẻ trong cộng đồng. Người làm nghề CTXH lấy niềm vui, hạnh phúc của thân chủ làm niềm vui và hạnh phúc của mình. Cho nên họ đôi khi phải chịu những thiệt thòi khi không được thấu hiểu hỗ trợ một cách đúng đắn và kịp thời, dẫn đến kết quả công việc không được như mong muốn. Họ là người tháo gỡ những nút thắt, chia sẻ kiến thức cho những người chưa đủ kỹ năng để có thể vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Họ giúp kết nối, xây dựng tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng.
Chính vì vậy rất cần có Luật định hướng về chế độ lương, khen thưởng, sự quan tâm, những khóa đào tạo bồi dưỡng nghề nghiệp để những người làm nghề CTXH có được nền tảng vững chắc về tinh thần và vật chất khi làm công việc cao quý này.
4.Người làm nghề CTXH cần có tư cách đạo đức tốt để tránh gặp phải những biến tướng của nghề từ những thành phần bất hảo, lợi dụng tính chất nghề CTXH (dễ bị lầm tưởng như từ thiện) để làm những việc vi phạm pháp Luật như kêu gọi tổ chức quyên góp trá hình nhằm trục lợi cá nhân.
5.Hiện nay thủ tục hành chính còn quá nhiều nhiêu khê cản trở, dẫn đến không ít khó khăn cho những người làm nghề CTXH, thực sự có tâm muốn được giúp đỡ mọi người trong cộng đồng. Thiết nghĩ cần phải có Luật cụ thể và rõ ràng để giảm thiểu những thủ tục rườm rà về giấy tờ hành chính, để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho những người làm nghề CTXH.
Trên đây là một số lý do cá nhân tôi đưa ra với mong muốn cần Luật hóa nghề CTXH. Để không những giúp cho những người làm nghề CTXH có được một hướng đi thuận lợi trong việc phát triển nghề nghiệp mà còn giúp giảm bớt những hoàn cảnh éo le, mảnh đời bất hạnh trong cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và an sinh xã hội cho đất nước Việt Nam ta. Tôi cũng xin được giới thiệu một nghề trong lĩnh vực y học bổ sung, chăm sóc sức khỏe được phát minh bởi chính người Việt Nam, một phương pháp đang được ưa chuộng nhất hiện nay đó chính là Diện Chẩn- Điều Khiển Liệu Pháp.
MỐI QUAN HỆ CỦA DIỆN CHẨN ĐỐI VỚI NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Diện Chẩn là tên gọi rút gọn của phương pháp Diện Chẩn – Điều khiển Liệu Pháp (Face diagnosis – Cybernetic Therapy – FACY). Đây là một phương pháp phòng và trị bệnh mới của Việt Nam, ra đời vào đầu năm 1980 do nhà nghiên cứu y học dân tộc, GS-TSKH Bùi Quốc Châu sáng tạo. Diện Chẩn là phương pháp chẩn đoán và chữa bệnh qua da trên vùng mặt và toàn thân bằng cách tác động lên những điểm rất nhạy cảm (gọi là Sinh Huyệt) và vùng tương ứng với các bộ phận bị bệnh trên toàn thân. Khác với các phương pháp truyền thống trước đây như châm cứu, thủ châm, túc châm, nhĩ châm… sử dụng hệ phản xạ một chiều. Nguyên lý của Diện Chẩn là phản xạ học thần kinh đa chiều (Multi – Reflexology), do vậy kết quả chẩn trị rất nhanh và chính xác. Bằng những thủ pháp kỹ thuật đơn giản sử dụng tay không hoặc kết hợp với dụng cụ, mọi người có thể phòng và trị bệnh để nâng cao sức khỏe bản thân.
Do không đòi hỏi lý luận phức tạp, kỹ thuật cầu kỳ lại không gây nguy hiểm đến tính mạng nên Diện Chẩn phù hợp với hầu hết mọi đối tượng trong xã hội, kể cả những người có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em, người già, người dân tộc thiểu số.
Với tiêu chí giúp đỡ con người được khỏe mạnh cả về thân lẫn tâm, Diện Chẩn mang những đặc điểm sau đây:
1.Đề cao tính dân tộc:
GS-TSKH Bùi Quốc Châu là một người con đất Việt luôn mang trong mình tinh thần tự tôn dân tộc. Ông luôn luôn suy nghĩ làm thế nào để đất nước ta có một thứ gì đó khiến cho thế giới phải học tập, để dân ta có thể ngẩng cao đầu tự hào với toàn nhân loại rằng chúng ta không hề thấp kém so với thế giới. Từ năm 1976 ông đã tình nguyện tham gia vào lực lượng thanh niên xung phong thuộc Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh với mong muốn sử dụng kiến thức y khoa đã được học và môn Âm Dương Khí Công do ông tự phát minh để chăm sóc sức khỏe cho các đồng chí bạn bè. Sau đó đến năm 1977 ông được chuyển công tác về trường Fatima Bình Triệu để giúp đỡ những bệnh nhân cai nghiện. Chính tại nơi đây ông đã nghiên cứu thử nghiệm và phát minh ra phương pháp Diện Chẩn. Một trong những nền tảng cơ bản của phương pháp này không đâu xa lạ chính là những câu ca dao tục ngữ, những kinh nghiệm chữa bệnh cha ông để lại. (Ví dụ: từ câu tục ngữ “Mồm sao ngao vậy” GS Bùi Quốc Châu đã suy nghĩ, thử nghiệm và xây dựng lý thuyết phản chiếu bộ phận sinh dục nữ trên mặt. Hoặc ông để ý những từ ghép của dân tộc như “sống lưng, sống mũi…” và đã phát hiện ra mối liên hệ của chúng, từ đó sử dụng để chữa bệnh).
Vậy là dựa vào văn hóa, ngôn ngữ Việt Nam mà GS-TSKH Bùi Quốc Châu đã phát minh ra một phương pháp chữa trị mang đặc thù dân tộc Việt Nam. Cho đến nay đã có trên 35 quốc gia đã được GS Bùi Quốc Châu đến trực tiếp giảng dạy và 120 quốc gia có người sử dụng Diện Chẩn để phòng và chữa bệnh.
GS-TSKH Bùi Quốc Châu cùng các học viên Italia
Với lòng say mê tìm tòi nghiên cứu cộng với óc quan sát tinh tế, GS TSKH Bùi Quốc Châu đã dựa vào những câu thành ngữ tục ngữ Việt Nam, lý luận triết học Đông Phương (Khổng Giáo, Lão Giáo, Phật Giáo), y học dân gian lưu truyền từ bao đời nay kết hợp với kiến thức về y lý đã được học, ông đã tự mình xây dựng nên những học thuyết trong Diện Chẩn rồi kiên trì thử nghiệm trên các bệnh nhân là những người nghiện ma túy trong trường Fatima Bình Triệu ở quận Thủ Đức để tìm ra những huyệt mới trên mặt mà trên thế giới chưa ai tìm ra. Tất cả những phiếu ghi thông tin từng huyệt hiện vẫn còn được lưu trữ ở Trung Tâm Việt Y Đạo Quốc Tế tại 16 Ký Con – Phường 7 – quận Phú Nhuận – TP. HCM. Sau đây là hình ảnh các phiếu tìm huyệt từ những năm 1980:
Nguyên lý của Diện Chẩn dựa vào hệ phản xạ học thần kinh đa chiều (Multi-Refexology). Người chữa bệnh dựa vào lý thuyết về đồ hình phản chiếu, đồng ứng kết hợp với việc dò tìm các điểm nhạy cảm trên mặt và cơ thể (còn gọi là Sinh Huyệt) để chẩn đoán và chữa trị. Nếu như tìm đúng cung phản xạ, việc chữa bệnh bằng Diện Chẩn thường cho kết quả rất nhanh và rõ rệt.
Nếu như những người làm nghề công tác xã hội sử dụng Diện Chẩn để giúp cho thân chủ của họ bớt bệnh thì sẽ rất thuyết phục. Chỉ bằng những thủ pháp đơn giản nhưng có thể cắt cơn đau cho thân chủ một cách nhanh chóng, như vậy uy tín của họ sẽ được nâng lên hơn rất nhiều.
3.Tính kinh tế
Đây là một đặc điểm rất dễ nhận ra khi mọi người áp dụng Diện Chẩn để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. Chúng ta sẽ bớt lệ thuộc vào thuốc men, chi phí chữa trị bệnh sẽ giảm đáng kể. Qua đó sẽ tiết kiệm cho ngân sách nhà nước một khoản tiền rất lớn.
Thông thường người chữa bệnh bằng Diện Chẩn cần sử dụng dụng cụ để tăng kết quả đồng thời giảm thời gian điều trị. Tuy nhiên nếu không có điều kiện mua dụng cụ, ta có thể sử dụng những vật dụng hết sức đơn giản để chữa trị mà kết quả đem lại cũng rất tốt. Ví dụ: có thể sử dụng những cây bút bi hết mực và gắn một viên bi bằng nhựa để làm dụng cụ chữa trị, những que tre vót tròn đầu, những cây lược gỗ, hay đơn giản nhất là sử dụng tay không.
Bà Trần Lan Anh, giám đốc chi nhánh Việt Y Đạo Quốc Tế tại Hà Nội đang dùng cây bút bi để hướng dẫn cho bệnh nhân trong chuyến làm việc tại Đà Nẵng tháng 12/2016.
Với sự thuận lợi về chi phí chữa bệnh như vậy, Diện Chẩn rất thích hợp cho nghề công tác xã hội cụ thể như về lĩnh vực y tế triển khai ở những vùng sâu vùng xa hoặc những vùng quê nghèo, nơi mà người dân ít có điều kiện được chăm sóc sức khỏe theo những phương pháp truyền thống như Tây Y hoặc Đông Y. Bằng việc sử dụng Diện Chẩn để giúp bà con nghèo giải quyết những bệnh nhẹ, những bệnh mới bị thì sẽ giúp họ tiết kiệm rất nhiều tiền khám chữa bệnh, và đồng thời cũng sẽ giúp giảm tải cho những bệnh viện tuyến trên – những nơi đang phải gánh chịu sự quá tải do bệnh nhân tuyến dưới chuyển lên.
4.Tính đại chúng
Với định hướng của GS-TSKH Bùi Quốc Châu người sáng lập ra phương pháp này đó là đơn giản hóa Diện Chẩn để giúp mọi người trong xã hội có thể tiếp cận dễ dàng hơn, bất kể mọi tầng lớp xã hội, vị trí, tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn… Ví dụ như ở độ tuổi thiếu nhi sẽ có những tác phẩm tiểu thuyết về Diện Chẩn viết về những tấm gương nhỏ tuổi, giúp cho các cháu bé vừa đọc truyện vừa có thể thực hành Diện Chẩn một cách say mê thú vị thông qua việc học tập theo những nhân vật trong truyện. Hay đối với các bạn sinh viên thì có những khóa đào tạo ngắn cung cấp đủ những kiến thức cơ bản nhất để các bạn có thể tự bảo vệ sức khỏe, tăng trí nhớ và sự tập trung để giúp ích cho quá trình học tập. Ngay cả những người khuyết tật cũng có những khóa học về Diện Chẩn đã được thiết kế chọn lọc để phù hợp với đặc thù của nhóm người này. Và cả những tầng lớp nhân viên văn phòng, những bà mẹ tương lai, những công nhân viên chức đã về hưu… thì đều có những chương trình phù hợp với họ.
Hay nói tóm lại Diện Chẩn có thể thích hợp cho mọi thành phần trong xã hội.
5.Tính nhân văn
Mục đích của Diện Chẩn là thông qua y học để đưa con người đạt đến Chân – Thiện – Mỹ tức là sự thành thật, những điều tốt đẹp bằng việc tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân, giúp đỡ người thân và bạn bè xung quanh mình. Bên cạnh những kỹ thuật điều trị thì GS-TSKH Bùi Quốc Châu còn sản sinh cho dân tộc một kho tàng kinh nghiệm sống, nghệ thuật sống mà Thầy đã đúc kết lại qua trải nghiệm thực tế – gọi là Tâm Ngôn. Đây thật sự là cả một kho tàng về đạo làm người, về cách đối nhân xử thế, cách tư duy làm việc mà ai cũng nên suy ngẫm học tập.
Những người làm Diện Chẩn luôn luôn có xu hướng chia sẻ hết những điều mình biết với mọi người chứ không bao giờ “giấu nghề”, để ai cũng có thể tự chữa bệnh cho mình. Đúng theo tiêu chí của GS-TSKH Bùi Quốc Châu là “Biến bệnh nhân thành thầy thuốc” chứ không phải biến mình thành thầy lang.
Trong Diện Chẩn luôn tồn tại sự công bằng, bình đẳng: vì bất kể đối tượng nào, hoàn cảnh địa vị ra sao cũng đều được chữa trị như nhau, không có chuyện người giàu chữa khác người nghèo (Vì cơ chế của Diện Chẩn là kích thích vào huyệt để cơ thể người bệnh tự điều chỉnh)
Tóm lại, người học và thực hành Diện Chẩn không chỉ được biết một phương pháp tự chữa bệnh, mà còn rất nhiều phương pháp khác giúp nâng cao chất lượng cuộc sống: ví dụ như Thực Đạo, Làm Đẹp, Thai Giáo, Nhiếp Ảnh, Ca Hát, Thể Dục Tự Ý, VietMassage, Tiết Thực để giảm cân và thải độc…
TRẦN LAN ANH, giám đốc Chi nhánh Việt Y Đạo Quốc tế