Bài Viết của học viên Trần Đông Thy lớp nâng cao online K.157

Bài Viết của học viên Trần Đông Thy lớp nâng cao online K.157
Ngày đăng: 09/10/2021 10:01 AM
Biết là Tiếng Việt thật hay, thật đặc biệt, nhất là các từ kép, nhưng phải đến khi đọc và học Tâm ngôn của Thầy Bùi Quốc Châu mình mới lĩnh hội được nhiều điều tuyệt vời, hữu ích hơn nữa.

    BÀI VIẾT CỦA HỌC VIÊN TRẦN ĐÔNG THY LỚP NÂNG CAO ONLINE K.157

     

    Biết là Tiếng Việt thật hay, thật đặc biệt, nhất là các từ kép, nhưng phải đến khi đọc và học Tâm ngôn của Thầy Bùi Quốc Châu mình mới lĩnh hội được nhiều điều tuyệt vời, hữu ích hơn nữa. Như các chữ "đau khổ" ( bệnh đau nhiều thì chắc chắn sẽ thấy khổ ); "Sống động " ( còn sống là còn động đậy, còn động đậy là còn sống. Muốn sống được thì phải cho hoạt động); "Cảnh ngộ " ( qua nhiều cảnh khổ thì mới ngộ ra được); "Khí chất" (khí là do chất sinh ra, trong cơ thể khí sẽ cùng chất đến nuôi tế bào, nên gọi là khí chất);" Lắng nghe "( khi mình im lặng, tâm mình "lắng" xuống thì mình mới "nghe" được, cả những âm thanh thường ngày, cả những điều kỳ diệu của cuộc sống); "Yêu chiều " (có "yêu" mới chịu khó "chiều", được "chiều" là cảm thấy mình được "yêu" . Nên ai nói "yêu" mà hỏng "chiều " thì phải xem lại , hi hi...); Rồi còn " sung sướng ", " khỏe mạnh", giàu sang" , " giàu mạnh", " "nghèo hèn", " phú quý",.. ..

    Thật hay khi có các từ ghép với chữ " u" như " u uất", "u buồn", "u sầu" , người hay buồn, sầu, uất nhiều sẽ sinh ra u, hay nói khác hơn, những người bị u, bướu nói chung thường là những người mang nặng nỗi buồn, sầu, uất ( dĩ nhiên không có gì là đúng tuyệt đối 100%, nhưng thường là như vậy). Trị những bệnh nhân bị "u" thì phải kết hợp trị thân và tâm.

    Đứng ở góc độ Thuyết Âm Dương thì "u" thuộc âm. Ăn nhiều đồ hàn lạnh, đồ có chất độc cũng dễ sinh u, thói quen sinh hoạt "âm" quá cũng sinh "u" ( nên mới có chữ " âm u" ). Thói quen sinh hoạt "âm " là: lười vận động, lười tập thể dục, lười hít thở, lười giúp người khác, lười tặng nụ cười với mọi người,...

    Và, cực Dương sẽ sinh Âm. Nên, người quá nóng tính, hay bực bội, giận hờn cũng dễ chuyển thành âm mà sinh u....

    Còn cặp từ "tâm ý" thì quá ư là vi diệu. Trước đây mình cũng chỉ là quan sát để rồi xem người khác có thật lòng với mình hay không. Người ta có ý đó là thật lòng ( từ tâm mà ra ) hay chỉ là để giao tiếp, vui chút thôi. Giờ mới thấy được độ thâm sâu của từ này. "Ý", nếu không từ "Tâm" mà ra thì sẽ bị coi là giả, nói rõ ra là sẽ bị coi thường. Và, "Tâm" hướng về đâu thì người ta sẽ " để ý "đến đó, cũng là có tình cảm thật từ tâm thì sẽ tự nhiên mà chú ý thôi. Nghĩ ngược lại, " Ý " từ " Tâm" thì sẽ mạnh mẽ vô cùng. Trong " Tâm" chưa có thì sẽ không hình thành "Ý". " Ý" xuất phát từ " Tâm" thiện lành được coi là "ý tốt", "ý" xuất phát từ "Tâm" không tốt, thì được coi là " ác ý". Trị bệnh cho người khác với " Tâm " thiện lành, trong sáng, mong muốn cho bệnh nhân mau hết bệnh, " ý" đủ mạnh, độ tập trung cao thì trị mau hết bệnh. Nếu trị cho bệnh nhân mà lại chú ý đến việc nổi danh, thu nhiều lợi nhuận, hoặc muốn là để báo cáo thành tích hoặc là sợ trách nhiệm, bla bla... thì rất khó.

    Hết tập 1 hi hi

     

    (0 Đánh giá)
    Đánh giá
    GSTSKH Bùi Quốc Châu

    GSTSKH Bùi Quốc Châu

    GSTSKH Bùi Quốc Châu nhà phát minh Diện Chẩn – Điều Khiển Liệu Pháp (Huyệt, đồ hình và dụng cụ hoàn toàn mới, không mang tính kế thừa), Âm Dương khí công (tạo được hiệu quả Âm (mát...) và Dương (nóng....) tách biệt, hoàn toàn khác với tất cả những môn khí công trên thế giới)... Tạo nên 1 trường phái y học mới với những định hướng từ 1980 như đề cao tính dân tộc Việt, tình yêu thương, sự đơn giản để mọi người có thể tự chăm sóc, nâng cao sức khỏe bản thân và gia đình theo hướng chủ động, tự nhiên....
    SHOP DIỆN CHẨN
    Zalo
    Hotline
    DMCA.com Protection Status