Bài TH Khóa 140/2016 – HV NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG

Bài TH Khóa 140/2016 – HV NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG

Bài TH Khóa 140/2016 – HV NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG

Học viên: NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG Sinh: 18/10/1969 Trình độ: Đại học Cư trú: 6A 1/3 Đinh Bộ Lĩnh, P. 24, Q. Bình Thạnh, TPHCM
  • Liên hệ

Học viên: NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG
Sinh: 18/10/1969
Trình độ: Đại học
Cư trú: 6A 1/3 Đinh Bộ Lĩnh, P. 24, Q. Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: 0909542408
BÀI THU HOẠCH
Với ước mong tự chữa bịnh cho mình và cho người thân của mình mà con đã tìm đến với Diện chẩn. Con đã tham gia khóa học cơ bản 137/2016 với thầy Tổ Bùi Quốc Châu, nhưng do lớp nâng cao 138/2016 dạy vào buổi trưa nên con không tham gia được. Nay nhờ có cơ duyên Thầy Tổ tổ chức lớp nâng cao 140/2016 vào buổi tối nên con mới có dịp được tiếp tục học với Thầy.
1. Tâm Ngôn Việt Y Đạo
Ngay từ lớp 137/2106 khi hôm đầu tiên vào lớp thầy đã hỏi lớp nhìn và hiểu như thế nào về ngôi sao Diện chẩn 6 cánh. Trong đó Tâm của Ngôi Sao là “Tâm Ngôn Việt Y Đạo”. Lúc đó con thật tình cũng chưa rõ lắm về ý nghĩa sâu xa của Ngôi sao này. Lòng tự nhủ rồi từ từ mình cũng sẽ hiểu thôi.
Và trong suốt quá trình học từ lớp 137 và nay là lớp nâng cao 140, Thầy luôn đan xen vào trong quá trình dạy của mình những câu Tâm ngôn vừa để giải thích, vừa làm sinh động cho lớp. Trong đó con Tâm đắc nhất Chữ “Tùy”. Và Thầy luôn khuyên chúng con làm gì thì cũng phải có “Đam mê – Mục Tiêu – Kiên nhẫn” và không nên kêu ngạo. Và Đạo ờ đây là Đạo làm người, giúp cho con người tiếp cận Chân Thiện Mỹ, sống tốt dẹp hơn. Và chính từ những câu Tâm ngôn của Thấy càng đọc con càng “Ngộ” ra nhiều điều. Rất cám ơn Thấy đã viết ra được những câu Tâm Ngôn thâm thúy vô cùng này giúp con và con nghĩ là các bạn cùng lớp cũng thay đổi dần Nhân sinh quan của mình.
Với 30 câu Tâm Ngôn Y Đạo, con tâm đắc các câu sau:
+ Chân lý ở trước mặt – hạnh phúc trong tầm tay
+ Đạo như gốc rễ – thuật như cành lá
+ Đừng cố lội ngược dòng nước đang chãy xiết
+ Đừng tranh hơn – thua, đừng chấp đúng – sai, hay – dở… vì tất cả đều là Vô thường và tương đối.
+ Muốn tất cả sẽ không được gì – không muốn gì sẽ được tất cả.
+ Đừng chấp ngả – đừng chấp pháp – Đừng chấp kiến (Người chấp ngã sẽ dễ bị té ngã)
+ Tâm bình trí sáng
+ Tư tưởng ra sao – đời ta sẽ như vậy.
+ Vật cực tắc phản
+ Vừa phải – thoải mái – tự nhiên – linh động – sang tạo – vô úy – bất cưỡng – bất cầu – quảng đại – bao dung – nhân hậu – vị tha.
Và 30 câu Tâm Ngôn Học thuật, con tâm đắc các câu sau đây:
+ Bài toán nào cũng có đáp số, vấn đề nào cũng có giải pháp, vấn đề là mình có tìm ra và chấp nhận nó hay không.
+ Chọn việc dễ mà làm, lựa đường trống mà đi
+ Chi tiết là bí quyết của thành công (Chi tiết là điều í tai biết nhưng là bí quyết đưa ta đến thành công)
+ Hãy tách bó đũa ra – bẻ từng chiếc một (bí quyết đểgiải quyết việc khó và cũng là bí quyết học tập)
+ Học chậm tiến nhanh – Học nhanh tiến chậm
Học ít hiệu nhiều – học nhiều hiểu ít
+ Muốn nhanh phải chậm – Muốn cao phải thấp – Muốn mạnh phải yếu
+ Nhất quán thông – Vạn sự thông
+ Nghĩ mãi ắt ra – làm mãi ắt được
+ Say mê là bí quyết của tài năng
+ Vô chiêu thắng hữu chiêu
+ Ý tưởng là năng lực mạnh nhất của con người
Và 30 câu Tâm Ngôn ứng xử, con tâm đắc các câu sau đây:
+ Càng cho (nhiều ), càng nhận (nhiều)
+ Đem tình thương và lợi ích cho người, người sẽ theo mình
+ Đừng cạnh tranh với ai thì không ai cạnh tranh với mình
+ Đừng nghỉ mình là ai, nhưng phải biết mình là ai
+ Giúp người chính là giúp mình
+ Hãy cười với người thì người sẽ cười với mình
+ Khi làm việc cho đời thì đừng nghĩ về mình
+ Lấy niềm vui của người làm niềm vui của mình
+ Lời thật thì không khéo, lời khéo thì không thật
+ Nắm chặc bàn tay được một – mở rộng bàn tay được mười
+ Người thân trong gia đình là gốc rễ, muốn cho cây đời tươi tốt, phải siêng năng chăm bón và săn sóc gốc rễ.
+ Người khôn biết rõ điều mình nói – kẻ dại nói rõ điều mình không biết
+ Sức khỏe của người là hạnh phúc của ta
+ Tham cái nhỏ sẽ mất cái lớn
+ Vô ơn là vô đạo đức, vô giáo dục và vô liêm sỉ. Kẻ vô ơn khiến nhiều người khinh ghét và xa lánh
+ Vô lễ là vô giáo dục, kẻ vô lễ khó thành công trên đường đời.
2. Ẩm Thực Dưỡng Sinh
Trong Ẩm thực dưỡng sinh Thầy luôn nhắc nhở phải chú trọng “Thực Đạo”. Ăn phải biết mình ăn cái gì và ăn sao cho đúng, và phải hiểu rõ cái mình đang ăn. Và phải biết sáng tạo vì ăn là cũng để thưởng thức. Phải hiểu rõ về món ăn, nó đòi hỏi phải có kiến thức cao về khoa học, người nào nên ăn món này, người nào không nên ăn món nào, mình cũng cần phải biết. Chúng ta phải biết Văn Hóa Ẩm thực là phải bao gồm cả Triết lý, khoa học, Nghệ thuật và giáo dục trong ăn uống.
Trong cuốn Ẩm thực Dưỡng Sinh Thầy có nhắc đến: Ăn uống phải Lành – Sạch do đó phải biết rõ tính chất Âm Dương, Hàn nhiệt, thành phần Vitamin, Protien… của từng món ăn, sinh khắc của chúng với nhau, tai hại và lợi ích của chúng đối với từng bộ phận cơ thể của chúng ta ra sao. Nguyên liệu có tươi ngon không, có ướp hàn the không ? có Hạp hay kỵ với tạng của ta hay không? Đây cũng là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Người xưa đã ý thức được việc này nên có câu “ Bệnh tòng nhập khẩu”. Vì vậy phải nghiên cứu kỹ vấn đề này. Đó là khía cạnh khoa học của Ăn uống. Ăn uống phải Ngon, Phải Đẹp đẽ Thanh nhã, nó là một nghệ thuật. Ăn uống phải có Lễ Nghi, Hiếu Đễ, phải biết kính trên nhường dưới, Ăn trông nồi, ngồi trông hướng. Đối với người nghèo phải biết “Nhường cơm xẻ áo” và luôn nghĩ và biết ơn những người nông dân đã làm ra hạt gạo để cho ta có mà ăn. Đó là lòng Nhân. Qua những dòng chữ của thầy trong cuốn Ẩm thực dưỡng sinh, con thấy những điều hay này cần phải được nhân rộng ra, khi mà Xã hội hôm nay, chỉ lo bon chen với đời mà quen mất đi Lễ Nghi Hiếu đễ, quên mất đi chữ Trí, Tín hay Hiếu lễ ở đời.
Thông qua Cuốn Ẩm thực Dưỡng Sinh của Thầy con được biết trong dân gian cũng đã áp dụng nguyên lý Âm Dương trong ăn uống.
Ví dụ:
– Món canh Chua (thuộc Âm) thường ăn với cá kho tộ (thuộc dương)
– Cá trê (thuộc Âm) thường nướng, chiên (Dương) và dầm với nước mấm gừng (thuộc Dương)
– Cà tím (thuộc Âm) đem nướng (Dương) rồi trộn với nước mắm mỡ hành (Dương)
– Lương (Âm) um với rau om (Dương).
– Hột vịt lộn (Âm) ăn với rau răm và muối tiêu (Dương)
– Ốc nhồi (Âm) hấp với lá gừng hoặc xả (Dương)
Hoặc cấu tạo món ăn theo nguyên tắc Ngũ hành một cách hài hòa: như đơn cữ tô nước mắm: một chút cay của ớt (Kim), một chút chua của Chanh (Mộc), một chút mặn của nước mắm (Thủy), một chút đắng của vỏ chanh (Hỏa), một chút ngọt của Đường (Thổ).
Và những kinh nghiệm dân gian về phòng bệnh và trị bệnh thông qua việc ăn uống như sau:
Đau bao tử thì không nên ăn chuối già, Suyễn thì cữ ăn mắm, nhức mỏi thì cữ măn tre, cà tím, bị mỗ thì cữ ăn cam,… hoặc chữa bệnh bằng thức ăn hay cây cỏ tuy đơn giản mà rất hay: măng cụt, chuối hột hay rau om để trị sạn thận; xương xáo trị kiết lỵ; lá vũ sữa hay trái khổ qua trị bệnh tiểu đường; bưởi để trị béo, mập táo bón; gừng hoặc tỏi để trị sình bụng; đậu bắp để trị huyết trắng; bắp cải để trị loét bao tử; nhãn lồng (chum bao) để trị bệnh tim; gừng để trị đàm xanh do lạnh phổi hay lạnh tỳ; Nghệ trị bệnh trường phong hạ huyết, bệnh lao phổi. Như vậy dân tộc ta đã sớm hình thành hai nguyên tắc chữa bệnh bằng thức ăn: Cấu tạo thức ăn theo nguyên tắc Quân bình Âm Dương và hài hòa ngũ hành để phòng và trị bệnh.
Mặc dù đã có những kinh nghiệm Dân gian về Âm thực, nhưng chưa có ai hình thành một phương pháp chữa bệnh bằng thức ăn và thức uống một cách có hệ thống. Và chính Thầy Tổ đã cố gắng nghiên cứu sáng tạo ra phương pháp chữa bệnh, phòng bệnh thông qua thức ăn và thức uống hàng ngày cho Dân ta. Đó là Ẩm thực Dưỡng Sinh Việt Nam.
1./ Nguyên tắc thứ nhất: của ăn uống là ĐIỀU ĐỘ và TIẾT CHẾ, nhưng nên nhớ rằng nếu có người bệnh vì dư ăn thì cũng có người bệnh vì thiếu ăn.
2./ Nguyên tắc thứ hai: là ăn uống sao cho trong cơ thể được quân bình ÂM DƯƠNG.
Ví dụ:
– Người tạng HÀN thì đừng ăn thức ăn mát.
– Người tạng NHIỆT thì tránh thức ăn có tính nóng.
3./ Nguyên tắc thứ ba: là phải biết dùng thức ăn bổ dưỡng thích hợp với TẠNG của mình. Không nên ăn ĐỒ BỔ cũng như cây chỉ tưới nước mà không bón phân thì không thể nào lớn mạnh, tươi tốt được, nhưng BỔ bậy bạ có khi còn mau chết hơn.
Thông qua đó Thầy đã đưa ra mặt trái của một số loại thức ăn mà trước giờ mình cứ Ngộ Nhận là bổ như: Hột gà, nước cam, chanh, dừa, thịt bò, đu đủ, nước mía, nước ngọt công nghiệp và nước đá như bảng dưới đây:
Sử dụng nhiều và thường xuyên các thức ăn và uống sau đây sẽ bị bệnh do mất cân bằng Âm Dương
Tác giả: BÙI QUỐC CHÂU-Tháng 3/1989
Lạm dụng (ăn uống mỗi ngày) Sẽ dễ dẫn đến việc bị các bệnh
1. Nước đá hoặc chai nước lọc để trong tủ lạnh – các thức ăn công nghiệp 1. Cảm lạnh, viêm họng, thấp khớp, rụng tóc, già sớm, viêm mũi dị ứng, Suyễn, suy nhược thần kinh, suy nhược sinh dục, đau bao tử, nhức đầu kinh niên, mệt mỏi trong người
2. Nước dừa 2.Thấp khớp, cảm lạnh, trĩ, huyết áp thấp, xuất huyết nội, rong kinh, đau bao lưng, mệt tim, mỏi gối, yếu gân, yếu sức, bệnh về mắt
3. Nước cam 3. Trúng lạnh, thấp khớp, suyễn, trĩ, cảm lạnh, viêm đường hô hấp, dễ viêm nhiễm, viêm đại tràng mạn tính, viêm bao tử.
4. Nước chanh 4. Huyết áp thấp, thấp khớp trĩ, ung bướu
5. Nước mía 5. Trĩ, trúng lạnh, xuất huyết tiêu hóa, tiểu đường (diabète)
6. Dưa leo 6. Thấp khớp, đau bao tử
7. Dưa hấu 7. Táo bón, kiết lỵ, tắt tiếng
8. Cà tím, cà pháo, cà bát 8. Suyễn, thấp khớp, đau bao tử, sạn thận
9. Hột vịt lộn 9. Trúng thực, ói mửa, suyễn
10. Hột gà, hột vịt 10. Tiêu chảy, đau gan, suyễn
11. Chuối già, chuối cau (chuối tiêu) 11.Đau bao tử, khó tiêu, u nhọt, nhức đầu
12. Nhãn, trái vải 12. Mệt tim, nóng mặt
BẢNG HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
(bằng THỨC ĂN, THỨC UỐNG, tức Ẩm thực liệu pháp và sinh hoạt hàng ngày)
Tác giả: BÙI QUỐC CHÂU-Tháng 3/1989
BỆNH KHÔNG NÊN DÙNG NÊN DÙNG
(1) (2) (3)
Cảm lạnh Nước đá, nước cam, nước chanh, nước dừa Gừng, nghệ, sả
Viêm mũi dị ứng Như trên + mắm các loại -nt-
Viêm xoang Như trên + Chuối già, khoai lang, khoai mì, cà bát, cà tím, cà pháo, thịt gà, rau dền -nt-
-nt-
Suyễn Mắm, nước đá, nước cam nước chanh, nước dừa, cà bát, cà pháo, sữa hộp, cải bẹ xanh, măng tre, tương chao, dưa hấu -nt-
Thấp khớp-nhức mỏi Mắm, nước đá, dưa leo, chanh, cải bẹ xanh, măng tre, các loại cà, nước dừa, nước suối -nt-
Đau bao tử Chuối già, chuối cau, cà tím, cà pháo, dưa leo, nước đá, nước suối, tương chao, táo tây -nt+ Cải bẹ xanh
Trĩ Nước đá, nước dừa, chanh, cam, mía, hột vịt lộn, cà bát, ớt, ốc bươu, ốc lác Chè đậu đen
Nhức đầu kinh niên Nước dừa, nước chanh, cam, nước đá, dưa leo, cà bát, cà tím, chuối già, cải bẹ xanh Gừng, nghệ, tỏi
Viêm họng khan tiếng Nước đá, nước ngọt, nước suối, cam, sữa hộp, đậu phộng, thuốc lá, tương chao Me đất, tắc muối, chanh muối đen ( không gọt vỏ khi muối)
Huyết áp cao Mắm các loại, các thức ăn mặn, nước suối, thịt mỡ, rượu, cà phê, tương chao Các thức ăn lạt, cá, cải bẹ xanh, nước dừa, nước chanh, nước cam, rau má
Suy nhược thần kinh Nước dừa, nước đá, nước sâm, cam, chanh Bí đỏ, cá lóc
Mất ngủ Cà phê, rượu, thuốc lá Chè đậu xanh, nhãn lồng
Táo bón Nghệ, chuối chát, thịt, ca cao, chocolate, sabôchê (hồng xiêm) Chuối xiêm, đu đủ, bưởi, me, rau muống, rau lang, quýt
Tiêu chảy Nước cốt dừa, xương xa, chuối xiêm, quýt, hột gà Nghệ, chuối chát
Kiết lỵ Cà phê, ca cao, chocolate, rượu, cà ri, các thức ăn có nhiều dầu mỡ Xương xáo, xương xa
Viêm gan, xơ gan Trứng các loại Nghệ
Nhức răng Tiêu, nước đá, thịt gà, rau dền Ngậm nước muối pha loãng, nước dừa

TÓM LẠI: ĂN để mà sống nhưng không biết cách ăn hoặc ăn quá nhiều sẽ sinh ra bệnh tật. Thật ra, dù là thức ăn bổ cũng phải nên biết rằng: THUỐC BỔ CŨNG LÀ THUỐC ĐỘC NẾU KHÔNG KHÉO SỬ DỤNG NÓ.
Và điều quan trọng nữa là phải biết Cân bằng Âm dương trong cơ thể, trong việc Ăn uống và lắng nghe cơ thể mình thì mới mau đánh lùi được bịnh tật.

3. Thai Giáo Việt Nam
Nói đến thai giáo thì con cũng đã từng nghe qua. Ví dụ như: cho bé nghe nhạc giao hưỡng thì bé sẽ thông minh, nói chuyện với bé từ thai kỳ thứ 2 trở lên thì trẻ sẽ lanh lợi, muốn con xinh đẹp thì nên xem tranh ảnh đẹp, ăn uống, ngồi nằm thì cũng phải từ tốn không hấp tấp vì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi v..v…Nhưng khi được nghe bạn Hồng (Hải Phòng) kể về Thai Giáo và Âm Dương khí Công thì quả là tuyệt vời.
Thai Giáo Việt Nam, theo phương pháp của Thầy Bùi Quốc Châu là sự kết hợp của Thai giáo, Diện chẩn, Âm Dương Khí Công, Ẩm thực dưỡng sinh giúp cho những đứa con sinh ra được thông minh, lanh lợi, mạnh mẽ và ít bịnh tật.
Một số phương pháp về thai giáo Việt nam mà con đã được tiếp thu từ bài giảng của thầy như sau:
Sản phụ có thể tập Âm dương khí công và lắng nghe cơ thể mình, thở nhiều Đường dương thì đứa trẻ sinh ra sẽ lanh lợi, thông minh, nhưng sẽ hiếu thắng. nói chung là phải lắng nghe cơ thể mình để cân bằng Âm Dương, tránh Dương quá hoặc Âm quá.
Ăn uống phải biết cân bằng âm dương, nên tránh ăn những đồ độc, lạ, nên ăn theo phương pháp Ẩm thực Dưỡng sinh của Thấy Bùi Quốc Châu.
Từ 2 tháng tuổi trở đi có thể nói chuyện với Thai nhi bằng ý công, ngôn công và niệm công. Có thể nhìn hình ảnh siêu âm và nói chuyện với bé hoặc thở Âm Dương khí công để tang cường sức khỏe cho thai nhi.
Niệm phác đồ yêu thương 26 – 60 cho bé để tâm hồn bé luôn có tình yêu thương
Nghe Kinh dược sư them thì trẻ sẽ thông minh hoặc cho bé nghe Tâm ngôn của Thầy.
Bà mẹ khi mang thai, cũng nên thường xuyên đi nhà sách, viện bảo tang, để hình thành nhân cách của trẻ
Ít uống nước đá (vì nước đá thuộc Âm) vì đứa bé sẽ làm biếng
Muốn sinh ra đứa bé đẹp thì nên xem tranh ảnh đẹp
Muốn đẻ trai hoặc gái: thì áp dụng sinh hoạt như sau: Trai thì 1 lần 1 tuần, Gái thì mỗi ngày.
Khi gần sanh, muốn sanh mau mắn thì ấn Huyệt số 19 Tử cung sẽ nở dễ sanh. Ấn huyệt này cũng sẽ ra hết nhau.
4. Thể dục tự ý và Trục đôi thần kỳ
Thể dục tự ý: là vận động theo ý mình, đau ở đau vận động ở đó. Có nghĩa chỉ tập bộ phận đang có vấn đề (đau nhức, mỏi, nặng nề, tê dại, cứng, ….) mà không cần tập các bộ phận khác. Có thể tập ngày 03 lần cho đến khi hết bệnh. Hoặc chỉ vận động để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Khi tập chúng ta phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:
– Vừa cử động vừa THỜ (hít vào, thở ra)
– Vừa cử động vừa GỒNG (gồng vừa phải thôi, gồng quá sức sẽ mỏi cơ)
– Vừa cử động vừa QUÁN TƯỞNG (tập trung chú ý) vào bộ phận đang có bệnh
– Vừa cử động vừa ƯỚC MUỐN MÃNH LIỆT và TIN TƯỞNG SẼ KHỎI BỆNH.
Ví dụ: đau cổ vai gáy. Ta có thể xem Cổ tay như Cổ vai gáy.
– Quay thật chậm cổ tay, ý tập trung vào Cổ tay hít vào từ từ, hết một vòng thì cũng vừa hết một hơi thở. Tới đây ngưng thở vài giây. Rồi lại bắt đầu thở ra bằng mũi nhẹ nhàng và từ từ sao cho khi hêt một vòng xoay là ta vừa thở ra hết. Lập lại từ 3 đến 9 lần như thế, tùy theo bênh lâu hay mới mà ta có thể tang thời gian lên. Nên nhớ là phải tập trung vào nơi có bệnh và vừa ước muốn và tin tưởng sẽ khỏi bệnh, thì bệnh mới mau khỏi.
– Nếu bệnh nội tạng ví dụ như Gan, thận, thì ta cũng có thể dùng cách gập bụng, và quản tưởng đến vùng bị bệnh và thở giống như trên.
Trục đôi thần kỳ: với trục đôi 0.8kg con thấy dụng cụ này thật tuyệt vời, chỉ với 15 phút tập mà có thể vận động toàn cơ thể, mồ hôi ra đầm đìa việc này chỉ có thể xảy ra khi con tập xe đạp 40 phút. Dụng cụ này giúp cho những người cần giảm kí rất hiệu quả.
Tiết thực
Với môn tiết thực này quả là con nữa tin nữa ngờ, làm sao có thể nhịn dói dài ngày mà không ăn gì. Thế nhưng khi áp dụng thì đúng là phép mầu.
Vì con chưa thật sự áp dụng đúng cách thở Âm Dương khí Công nên trong lòng cũng rất lo lắng, không biết mình làm được không? Vì nếu thở đúng thì mình sẽ không có cảm giác đói.
Ngày đầu tiên: Sáng khi ngủ dậy, con lau mặt bằng khăn nóng, sau đó đánh 6 vùng phản chiếu và thở 5 đường Âm trên rún 4cm. sau đó con có đo Huyết áp 12.8 và nhịp tim là 102, và cân trọng lượng cơ thể là 68,5kg. Con áp dụng thở 5 đường âm trước giờ ăn của ba bữa sáng , trưa , chiều . Uống nước mỗi khi thấy khát. Trước khi đi ngủ con thở 3 đường âm. Giấc ngủ đến với tôi ngon và sâu.Ngày thứ nhất trôi qua bản thân thấy cơ thể hơi uể oải, chắc do chỉ thở Đường Âm, nhưng tuyệt nhiên không hề cảm thấy đói, và không cảm thấy thèm ăn.
Ngày thứ 2: Sáng ngủ dậy con cũng lau mặt bằng khăn nóng, thấy người tỉnh táo và không cảm thấy mệt dù 1 ngày con chẳng ăn gì và chỉ uống nước khi khát thôi. Con có đi tiêu phân không nhiều. Sau đó con đánh 6 vùng phản chiếu và thở tiếp 5 đường Âm trên rún 4 cm. sau đó con đo H.A thì H. A là 11.5 và nhịp tim la 100. Con chưa cân vì mới chỉ một ngày. Tiếp tục thở 5 đường Âm trước giờ ăn của ba bữa sáng, trưa và chiều. và uống nước mỗi khi thấy khác. Nhưng đến chiều thì con bị ra kinh, cơ thể cảm giác hơi lân lân, nên con quyết định sẽ ngưng tiết thực cho ngày thứ 3. Khi học xong ở lớp về con có leo lên bàn cân, và thật vui vì mình đã giảm được 2,5kg chỉ trong 2 ngày tiết thực. Sáng hôm sau dù đã không ăn gì nhưng con vẫn đi tiêu bình thường và phân hơi nhầy, chắc là sổ đọc trong cơ thể. Con nghỉ phương pháp này thất là hữu ít vì có thể làm thanh lọc cơ thể, vừa giảm cân mà không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Nhờ có tiết thực mà con đã áp dụng được phương pháp thở Âm Dương khí công đúng. Thật cám ơn Thầy Bùi Quốc Châu đã sáng lập ra được phương pháp thần kì này.
5. Làm đẹp
Đây là phương pháp làm đẹp với dụng cụ Diện chẩn như đĩa bay nhỏ và một hộp kem nắp màu xanh Johnson & Johnson. (kem này có đặc tính làm ấm da, không lạnh như các kem khác không tốt cho ngũ tạng)
Bước đầu lấy một ít kem thoa len mặt (trán, mũi, 2 má và cằm) sau đó dùng đĩa bay nhỏ tán đều kem và xoay theo hình vòng tròn khắp mặt, chỉ thoa trong vòng 5 -10 phút với dụng cụ đĩa bay nhỏ (hay còn gọi là Napoleon) thì con cảm thấy nóng người toàn thân, cho thấy việc massage này nó không chỉ tác động trên mặt mà còn tác động đến toàn cơ thể. Với dụng cụ này da mặt được massage và kem thẩm thấu nhanh qua da và kích thích quá trỉnh tái tạo da và làm da được mịn màng và trẻ hóa làn da.
Ngoài việc làm đẹp bằng dụng cụ đĩa bay, Thầy cũng có hướng dẫn them 2 cách làm đẹp khác như sau:
1. Đánh phác đồ nội tiết tố (26, 8, 20, 63, 7, 113,17) + Bổ máu Bổ Âm huyết (22, 127, 17, 50, 19,39, 37, 1, 0) + 6 vùng phản chiếu + ADKC + Xoay cổ tay
2. Trồng trắng hột gà + nước nghệ (nghệ tươi bằng ngón tay cái) -> rữa sạch mặt bôi dung dịch trên, sau 1 giờ rữa sạch bằng nước ấm.
6. Vietmassage
Đông y có câu “Thống tắc bất Thông, Thông tắc bất thống” có nghĩa: Đau bệnh tức là có sự không lưu thông (về khí huyết), Khí huyết lưu thông thì không đau (bệnh). Với cách xoa bóp Vinamassa theo phương pháp của Thầy Bùi Quốc Châu vừa kết hợp xoa bóp bằng tay và các dụng cụ Diện chẩn tác động lên các vùng huyệt trên mặt và cơ thể làm cho khí huyết lưu thông, cơ thể được thư dãn, giảm căng thẳng và mệt mõi.
Điểm hay ở đây là dụng cụ khi massage được làm theo yêu cầu của người muốn massage. Ta có thể làm theo đồ hình hoặc làm từ đầu đến chân.
Trước tiên là phải thăm do trước nhiệt độ nóng, lạnh và điểm đau hay cứng ở vùng nào, hỏi cảm giác của người được massage, sau đó sẽ dùng dụng cụ đẩy đi.
Ta có thể dùng các dụng cụ như lược tiên, con bọ, Đĩa bay lớn, gương sen, lăn bốn cầu lớn, dò huyệt Ba chĩa lớn, Xương Cá lớn, lăn gai đôi, chày đâm tiêu…
Cách massage cơ thể:
+ trước tiên dùng ngón tay rà trên lưng kiếm chỗ đau.
+ Dùng nguyên 2 cánh tay massage trên toàn lưng
+ Sau đó dùng dụng cụ (Tùy ở đây có nghĩa là sẽ làm thử các dụng cụ xem người được massage thích dụng cụ nào thì mình sẽ làm cho họ dụng cụ đó.
+ Sau khi dùng dụng cụ xong dùng ngón tay rà lại điểm đau và hỏi xem người được massage cảm thấy thế nào, đã hết đau chưa (hoặc có thể dùng chày đâm tiêu rà lại điểm đau), nếu chưa hết ta có thể dùng cây Xương cá lớn để ủi điểm đau.
+ đối với bàn chân: thì ta sẽ rê các đầu ngón chân sau đó mới dùng đến các dụng cụ massage.
Lý do: người Massage đã được học Âm Dương Khí Công nên trong quá trình Massage sẽ không bị mất sức.
Và với phương pháp Viêtmassage này không những làm cơ thể thư giản mà còn có thể trị được bịnh.
Cám ơn Thầy đã phát mình ra phương pháp tuyệt vời này.
7. Huyền Công
Đối với Huyền Công con chưa thật sự làm được, có thể do con chưa thở nhuần nhuyển Âm Dương Khí Công, nên khi thử phóng công vẫn chưa thật sự đạt kết quả. Con vẫn đang tập thở mỗi ngày. Hi vọng trong tương lai con có thể dùng được Huyền công để trị bịnh cho mình cũng như người thân, hay những người đang đau bịnh cần mình giúp đỡ.
Con kính lời cảm ơn Thầy Châu, và kính chúc Thầy luôn khỏe mạnh. luôn có nhiều phát minh sáng chế mới để giúp cho nhân loại và vì một thế giới tốt đẹp hơn.

Khóa học khác

KHAI GIẢNG LỚP DIỆN CHẨN CUỐI TUẦN

KHAI GIẢNG LỚP DIỆN CHẨN CUỐI TUẦN

Ngày đăng: 29/01/2021 10:53 AM

Trung Tâm Việt Y Đạo Quốc Tế thông báo mở lớp Diện Chẩn cuối tuần dành cho bà con và học viên không có thời gian theo học khóa nhiều ngày.

[29/07/2019] Khai giảng lớp “Dục Lạc Y Kinh – Bùi Quốc Châu”

[29/07/2019] Khai giảng lớp “Dục Lạc Y Kinh – Bùi Quốc Châu”

Ngày đăng: 29/01/2021 10:52 AM

Đáp ứng yêu cầu của đông đảo học viên Diện Chẩn khắp nơi ở Việt Nam và nước ngoài, về việc ứng dụng phương pháp Diện Chẩn và Âm Dương Khí Công để giải quyết các vấn đề sinh lý (như yếu sinh lý, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm ở nam giới hay lãnh cảm ở nữ giới…), GS.TSKH. Bùi Quốc Châu mở lớp  “Dục Lạc Y Kinh – Bùi Quốc Châu” lần đầu tiên ở Việt Nam và trên thế giới.

Thông báo mở lớp nâng cao đặc biệt “Điều Hoà Thân Tâm – Bùi Quốc Châu”

Thông báo mở lớp nâng cao đặc biệt “Điều Hoà Thân Tâm – Bùi Quốc Châu”

Ngày đăng: 29/01/2021 10:51 AM

Trong một thời gian dài quan sát, GS.TSKH. Bùi Quốc Châu phát hiện vấn đề buồn khổ (tâm bệnh) đang trở nên rất phổ biến, lượng người đi đến các cơ sở tôn giáo để tìm con đường thoát khổ ngày càng đông và người đang đau khổ thường có xu hướng hành động tiêu cực hơn là người bị bệnh về thân xác (Có người Đau mà không Khổ, có người Khổ mà không Đau)

THÔNG BÁO: Mở lớp hướng dẫn sử dụng dụng cụ Diện Chẩn để chữa bệnh thông thường trong gia đình – tháng 11-2016 (có thực hành chữa bệnh ngay tại lớp)

THÔNG BÁO: Mở lớp hướng dẫn sử dụng dụng cụ Diện Chẩn để chữa bệnh thông thường trong gia đình – tháng 11-2016 (có thực hành chữa bệnh ngay tại lớp)

Ngày đăng: 27/01/2021 02:31 PM

THÔNG BÁO: Mở lớp hướng dẫn sử dụng dụng cụ Diện Chẩn để chữa bệnh thông thường trong gia đình – tháng 11-2016 (có thực hành chữa bệnh ngay tại lớp)

Bài TH Khóa 141/2016 – HV TRẦN HẢI HẬU

Bài TH Khóa 141/2016 – HV TRẦN HẢI HẬU

Ngày đăng: 27/01/2021 02:30 PM

Tên: TRẦN HẢI HẬU Ngày sinh: 25-07-1979.Đồng Nai. Nghề nghiệp: Kỹ sư cơ khí động lực
SHOP DIỆN CHẨN
Zalo
Hotline
DMCA.com Protection Status