Họ và tên : CAO THÙY PHƯƠNG THẢO
Ngày sinh : 18 tháng 6 năm 1980
Nghề nghiệp : NVVP
Trình độ học vấn: Cao học
Đện thoại : 0908389440
Địa chỉ : 210 Nguyễn Thượng Hiền, P5, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ email : thao_ctpt@yahoo.com
BÀI THU HOẠCH
1. Từ khi học đến nay, bạn đã làm được bao nhiêu ca bệnh cho mình và cho người khác? Tỉ lệ thành công và thất bại? Kể ra những ca thành công và thất bại.
Tôi chỉ mới chập chững biết về Diện Chẩn gần đây nên chưa có nhiều kinh nghiệm chữa bệnh. Trong tổng cộng 16 lần chữa bệnh thì có 12 lần thành công và 4 lần thất bại.
Những ca chữa thành công:
1. Chữa viêm xoang hàm cho 1 đồng nghiệp nữ 35 tuổi đã mắc bệnh nhiều năm. Tôi áp dụng đúng bài Thầy đã dạy trên lớp, vừa day ấn dán cao vừa sử dụng cây cào nhỏ cào vùng xoang trên mặt và đầu. Đồng thời, tôi cũng dùng cây chày đâm tiêu chà dầu cù là ở vùng ót và hai vai. Tôi không sử dụng hơ ngải cứu. Chỉ sau 1 lần chữa, bệnh nhân nói đã thông vùng mũi và đỡ đau đầu. Tôi tiếp tục làm tiếp 2 lần nữa rồi thôi. Tuy nhiên, 2 tuần sau bệnh tái phát lại.
2. Chữa mỏi vai gáy cho 6 đồng nghiệp nữ dưới 30 tuổi. Tôi chỉ dùng cây lăn đôi lớn ở ngay vùng đau. Chỉ sau 1 lần, bệnh nhân hết đau hẳn.
3. Chữa sưng trật xương ngón cái chân cho 1 đồng nghiệp nam dưới 30 tuổi do chấn thương khi đá banh. Đầu tiên, tôi bấm bộ tiêu viêm tiêu độc và huyệt ngón chân. Bệnh nhân chỉ giảm 20% nên tôi dùng ngải cứu hơ tại điểm đau. Tuy nhiên, qua ngày hôm sau bệnh nhân bị đau lại. Tôi chuyển sang cách Nhất Dương Chỉ tại điểm đau và cũng không thành công. Tôi tiếp tục sử dụng Nhất Dương Chỉ ở điểm đối xứng và cũng không thành công. Sau đó, tôi dò sinh huyệt tương ứng trên mặt và bệnh nhân giảm đau được khoảng 80%.
4. Chữa ngứa cho mẹ. Mẹ tôi bị ngứa toàn thân từ đỉnh đầu xuống gót chân, đã đi khám bác sĩ, uống thuốc tây, thuốc nam, và tắm lá cây mấy tuần mà không hết. Đây không phải nổi mề đay hay bị giun sán. Lúc đầu, tôi bấm bộ ngứa nổi mề đay, mẹ tôi giảm ngứa nhưng ngày hôm sau bị ngứa lại. Sau khi học bài hơ mạch nhâm và mạch đốc để chữa bệnh khó và bệnh lâu năm, tôi quyết định làm thử và chỉ sau 1 lần hơ, mẹ tôi hết hẳn ngứa.
5. Chữa đau bụng tiêu chảy cho bản thân bằng phác đồ như trong quyển Tuyển tập 100 Đồ hình.
6. Chữa cầm máu cho dì gần 60 tuổi bị vết cắt rất sâu khi chặt thịt vịt bằng 2 huyệt 16, 61.
7. Chữa đau răng cho em họ 16 tuổi bằng phác đồ như trong quyển Tuyển tập 100 Đồ hình, kết hợp với việc dùng cây cào nhỏ cào khắp mặt 3 lần, nghỉ 1 phút giữa các lần.
Những ca chữa thất bại:
1. Chữa viêm xoang cho 1 đồng nghiệp trên 40 tuổi vừa mắc bệnh này trong vòng 1 năm qua sau khi đi học bơi. Tôi áp dụng đúng cách đã chữa cho ca viêm xoang thành công ở trên. Ngoài ra, tôi cũng hơ ngải cứu vùng xoang trên mặt, vành trán và đầu, và vùng cổ gáy ra hai vai. Kết quả là mũi thông nhưng chị lại bị mệt mỏi buổi tối trễ khi về nhà (khoảng 6 tiếng sau khi điều trị). Tôi bấm thêm bộ bổ âm huyết nhưng chị vẫn bị mệt như thế.
2. Chữa cảm lạnh cho mẹ bằng bộ cảm lạnh và bộ tăng cường sức lực. Tôi cũng dùng cây cào nhỏ cào khắp đầu từ trước ra sau vì mẹ tôi bị đau đầu ghê gớm. Sau đó, mẹ tôi trở mệt hơn và phải đi cấp cứu. Kết quả là mẹ tôi bị nhiễm virus bội nhiễm.
3. Chữa cảm lạnh cho anh rể bằng bộ cảm lạnh và bộ tăng cường sức lực vào 10g tối. Sáng hôm sau anh bị mệt hơn nên phải uống thuốc tây.
4. Tăng sức khoẻ cho dì ruột gần 60 tuổi bằng việc gạch mặt và 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết: Bệnh nhân bị hở van tim 2 lá, đã mổ thay van 2 lần, máu đông / loãng thất thường, huyết áp bình thường. Sau 2-3 tuần, đến ngày tái khám tim, bệnh nhân bị máu loãng gần 10.0 nên bác sĩ giữ lại phòng cấp cứu. Đây là lần đầu tiên INR cao như thế (lần cao nhất trước đó cũng chỉ > 7.0).
2. Huyệt nào hoặc phác đồ nào bạn Tâm đắc nhất? Tại sao? Kể ra chi tiết vài ca?
Kinh nghiệm chữa bệnh của tôi không nhiều, trong đó phác đồ tôi Tâm đắc nhất là phác đồ chữa đau bụng tiêu chảy. Như đã nói ở trên, bản thân tôi bị đau bụng tiêu chảy và áp dụng phác đồ như trong quyển 100 Đồ hình Chữa bệnh theo Phương pháp Diện chẩn – ĐKLP thì hiệu quả. Ngoài ra, huyệt cầm máu 16-61 cũng rất tuyệt vời. Tuyệt vời không chỉ ở kết quả mà còn ở sự đơn giản – chỉ cần ấn 2 huyệt mà bất kỳ ai cũng có thể tự làm được.
3. Bạn nghĩ gì về hệ thống huyệt của Diện Chẩn?
Hệ thống huyệt của Diện Chẩn khá nhiều nên người vừa mới biết Diện Chẩn như tôi cần thêm thời gian để nhớ và thuần thục. Một số huyệt khá khó để xác định chính xác. Tôi tin rằng, với niềm tin và lòng đam mê đối với Diện Chẩn thì bất kỳ ai cũng sẽ thông thạo hệ thống huyệt – con đường chữa bệnh ngắn hơn và đơn giản hơn nhiều so với các cách chữa trị khác.
4. Bạn nghĩ gì về các phác đồ hỗ trợ trong Diện Chẩn?
Các phác đồ hỗ trợ là một đóng góp to lớn cho nhân loại. Từ từng vị trí huyệt có liên quan hay có ảnh hưởng đến các bộ phận cơ thể, Thầy Châu đã không ngừng nghiên cứu ra các phác đồ giúp điều trị hoặc hỗ trợ điều trị bệnh. Đây là cách không thể đơn giản hơn giúp bất kỳ ai đều có thể trở thành thầy thuốc như ý nguyện của Thầy Châu – chỉ cần nắm rõ hệ thống huyệt trong Diện Chẩn, mọi người đều có thể sử dụng các phác đồ này để chữa trị.
5. Bạn thắc mắc điều gì nhất trong các tài liệu và bài giảng? Nêu ra những gì bạn khó hiểu và không làm được.
Tôi không hiểu lắm về Huyền công. Huyền công vi diệu quá, mà bản thân thì lại mới chập chững tìm hiểu Diện Chẩn nên tôi không cảm nhận được.
Ngoài ra, tôi không hiểu vì sao tôi lại không có cảm giác khi thực hiện các động tác quay cổ tay (có lúc tôi quay 800 cái mà vẫn không cảm thấy nóng), chà mặt / massage mặt hay gạch mặt mỗi ngày. Tôi cũng không có cảm giác gì với hào quang của Thầy. Ngoài ra, với Âm Dương Khí Công tôi cũng không có cảm giác. Có khi tôi thở 30 đường Dương nhưng cũng không có cảm giác nóng nào cả.
6. Bạn nghĩ gì về các dụng cụ của Diện Chẩn?
Nhìn chung, các dụng cụ của Diện Chẩn rất đa dạng.
Trước hết là tính hợp lý. Trong cơ thể con người có âm có dương, vì thế, các dụng cụ được chia âm – dương rất phù hợp.
Thứ hai, các dụng cụ không ngừng được cải tiến sao cho tiện lợi hơn và có nhiều tác dụng có lợi hơn.
Tuy nhiên, một số dụng cụ có tác dụng gần giống nhau (ví dụ: cây lăn đồng và cây lăn đinh) nên gây bối rối cho người dùng.
7. Khi dùng các dụng cụ, bạn thích nhất phương thức tác động nào? Lăn, gõ, ấn, dán, châm? Hãy kể ra và nói lý do tại sao?
Khi dùng các dụng cụ, tôi thích nhất là phương thức lăn và ấn.
Phương thức lăn cho tác động nhẹ nhàng, “đã”, không đau trên người bệnh, làm người bệnh cảm thấy thoải mái mà không có cảm giác sợ khi chữa bệnh. Đặc biệt, đối với người bệnh mới, phương thức này sẽ không làm người bệnh “bỏ của chạy lấy người” như phương thức châm kim hay ấn Nhất Dương Chỉ.
Đối với phương thức ấn, mặc dù có tác động đau nhưng có thể nói, nó có tác dụng chữa tận gốc bệnh và cho hiệu quả lâu dài bằng cách ấn vào đúng sinh huyệt tương ứng. Tuy nhiên, trừ cách Nhất Dương Chỉ, phương thức ấn nói chung cũng không cho tác động đau quá đến mức không chịu nổi.
Phương thức gõ dường như cũng cho tác động tức thì và không được sử dụng phổ biến như day ấn. Nếu dùng búa gõ để cho tác động ngay thì dùng phương thức lăn “đã” hơn và thoải mái hơn. Nếu không, chúng ta có thể áp dụng phương thức ấn để cho tác dụng chữa bệnh lâu dài và đỡ mất thời gian.
Phương thức dán chỉ có tác dụng hỗ trợ cho phương thức day ấn. Còn phương thức châm kim thì rõ ràng không được ưa chuộng vì sẽ gây cảm giác đau, sợ, và không đảm bảo an toàn / vệ sinh.
8. Bạn nghĩ gì về các đồ hình (phản chiếu – đồng ứng) của Diện Chẩn?
Các đồ hình Phản chiếu – Đồng ứng trong Diện Chẩn là một trong những phát minh cực kỳ hay và đáng kính nể. Số lượng đồ hình hiện tại cũng hợp lý, không quá nhiều, do đó người dùng có thể dễ dàng hình dung và áp dụng cho phù hợp.
9. Bạn có đề nghị gì với sách học và cách giảng dạy?
Sách học và tài liệu học tập nói chung khá chi tiết, rõ ràng, và dễ hiểu. Mặc dù Thầy Bùi Quốc Châu là người khai sáng Diện Chẩn, là người có học thức rất cao, và cũng là người được thế giới biết đến nhưng Thầy rất gần gũi, hoà đồng, và rất dễ gần. Từ đó, cách giảng dạy của Thầy cho học viên cảm giác rất thoải mái và thân thiện.
Tuy nhiên, với những đối tượng chưa biết gì về Diện Chẩn, lần đầu tiên được tiếp cận Diện Chẩn ở lớp Căn bản như thế này, chúng tôi mong muốn được nghe Thầy giảng bài nhiều hơn, tập trung nhiều hơn vào nội dung, và nói về các cách chữa bệnh nhiều hơn.
10. Cảm tưởng của bạn đối với phương pháp này, bạn nghĩ gì về tương lai của nó? Ích lợi của nó đối với sức khoẻ và tinh thần ra sao?
Phương pháp này thực sự là cách tôi đang tìm kiếm – phương pháp tự nhiên, không dùng thuốc, và đặc biệt không có tác dụng phụ. Có thể nói, phương pháp này rất hứa hẹn trong tương lai vì rất nhiều lợi ích DIện chẩn đem lại mà các cách chữa trị khác không thể đem lại.
Thứ nhất, Diện chẩn rất có lợi cho sức khoẻ của bệnh nhân. So với các cách điều trị khác, Diện chẩn giúp nhận biết một phương thức có hiệu quả hay không ngay lập tức thay vì phải đợi một đợt điều trị vài ngày bằng thuốc tây rồi mới đổi thuốc. Tác dụng này giúp bệnh nhân vừa giảm thời gian chịu đựng đau bệnh vừa đỡ tốn tiền. Hơn nữa, dù cho có hiệu quả hay không, bệnh nhân cũng được hoàn toàn yên Tâm rằng cách chữa bằng Diện chẩn không gây tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của mình. Bên cạnh đó, khi chữa một bệnh nào đó bằng Diện Chẩn, chúng ta có thể vô tình chữa luôn bệnh khác mà bản thân người bệnh cũng không biết, nhờ thuyết phản chiếu – một huyệt phản chiếu nhiều bộ phận cơ thể.
Thứ hai, Diện chẩn cho bệnh nhân cảm giác khác hẳn với cảm giác khi phải gặp bác sĩ tây y hoặc khi phải vào bệnh viện – tự tin, thoải mái, dễ chịu. Tinh thần thoải mái, phấn chấn là liều thuốc hiệu quả đầu tiên vì khi chữa bệnh nói chung, phần nhiều là chữa Tâm lý.
11. Từ khi áp dụng phương pháp này, bạn đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền?
Tôi bị đau cổ gáy và thoái hóa đốt sống cổ vài năm nay nhưng vừa xong một đợt điều trị trước khi học lớp Căn bản Diện chẩn này, do đó, từ lúc học lớp này đến nay tôi chưa có cơ hội bị đau lại để tự chữa cho bản thân.
12. Những điều gì giáo viên hay nhắc đi nhắc lại trong lớp?
Điều đầu tiên Thầy Châu hay nhắc tới trong lớp là Tâm ngôn – kim chỉ nam cho toàn bộ ý nghĩa và sứ mệnh của môn Diện Chẩn mà Thầy sáng lập.
Thứ hai là việc “thấm” những lời Thầy giảng và những gì Thầy viết trong sách. Để thực sự hiểu và “ngộ” nội dung Thầy muốn truyền tải thì “dục tốc sẽ bất đạt”, mà học viên cần phải ghi chép đầy đủ chi tiết rồi nghiền ngẫm tới lui thì mới hiểu hết được.
Thứ ba là khi chữa bệnh, người chữa bệnh phải thường xuyên hỏi thăm bệnh nhân về tiển triển bệnh để xem phương pháp đó hoặc phác đồ đó có phù hợp với bệnh nhân hay không. Vì Diện Chẩn hay ở chỗ, một phương pháp phù hợp sẽ cho thấy hiệu quả ngay ở lần đầu tiên chữa trị. Nếu không thì phải chuyển sang phương pháp khác hoặc vị trí tác động khác. Tuyệt đối không nên quá cứng nhắc theo một phương pháp khi không thấy hiệu quả. Ngoài ra, do Diện Chẩn có nhiều phương pháp điều trị, nhiều vị trí để tác động nên nếu không thấy hiệu quả thì cả người chữa lẫn bệnh nhân không nên nản lòng, mà nên kiên nhẫn tìm các phương cách khác.
Và cuối cùng, “tuỳ” và “biến” luôn được Thầy nhắc đến – tuỳ người bệnh và tuỳ tạng bệnh mà linh động điều trị.
13. Trong 20 điều lợi ích sau khi học Diện Chẩn, bạn được bao nhiêu điều?
Sau khi học Diện Chẩn, tôi thấy mình:
– tự tin hơn vì có thể xử lý được những bệnh thông thường cho bản thân và những người thân trong gia đình;
– tương giao hơn / gần gũi hơn với mọi người vì luôn sẵn lòng chữa bệnh cho mọi người nếu có thể;
– tự do hơn vì giảm thiểu sự lệ thuộc vào bác sĩ cũng như thuốc tây như trước đây.
14. Bạn nghĩ gì về phác đồ Tình thương 26 – 60 và các môn Huyền công trong Diện chẩn?
Về lý thuyết, phác đồ Tình thương 26 – 60 mang tính nhân văn cao. Phác đồ này thực sự cần thiết trong cuộc sống hiện nay khi con người có xu hướng chạy theo lối sống “mặc kệ nó” và ít quan Tâm đến người khác. Phác đồ 26 – 60 xây lại chiếc cầu tình thương nối con người với con người. Tôi chưa có cơ hội áp dụng phác đồ Tình thương này nhưng một ca xảy ra trong lớp với bà cụ Luân đã giảm được 70% bệnh chướng nhờ sự Hợp công của cả lớp là một minh chứng sống cho công dụng kỳ diệu của phác đồ này. Mọi việc bắt nguồn từ tình yêu thương sẽ đều gặt hái hoa tươi quả ngọt.
Tuy nhiên, các môn Huyền công vẫn còn mơ hồ đối với tôi. Theo tôi, những ai đã trực tiếp làm hoặc đã trực tiếp cảm nhận tác dụng của các môn Huyền công mới tin; và những ai đã tập Khí công chuyên nghiệp từ lâu mới có khả năng thực hiện Huyền công, do đó chỉ có đối tượng này mới lưu tâm đến Huyền công. Trong khi đó, cũng như các bạn “mới cáu cạnh” với Diện chẩn khác, do chưa quen thuộc với thở hai đường âm – dương, tôi chưa quan tâm lắm đền Huyền công ở giai đoạn căn bản này.
15. Bạn hãy hình dung sự phát triển và thay đổi của con người trên thế giới khi có hàng tỉ người sử dụng Diện chẩn trong 100 năm nữa.
Chúng ta có thể dễ dàng hình dung một môi trường trong lành và khoẻ mạnh khi trên thế giới có hàng tỉ người sử dụng Diện chẩn. “Trong lành” theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
Thứ nhất, bằng phác đồ Tình thương 26 – 60, con người sống gần nhau hơn và quan Tâm đến nhau nhiều hơn.
Thứ hai, con người sẽ sống vui vẻ, mạnh khoẻ, yêu đời vì có thể tự chữa bệnh cho mình một cách nhanh chóng mỗi khi có triệu chứng bất thường; hoặc không, con người có thể đến nhờ các Lương y Diện chẩn chữa bệnh một cách nhanh chóng. Hơn nữa, hạn chế được việc sử dụng thuốc tây, con người sẽ khoẻ mạnh hơn nhờ giảm thiểu những tác động phụ từ thuốc tây.
Thứ ba, với sự phổ biến của Diện chẩn, Tây y sẽ được đặt dưới áp lực cải tiến sản phẩm một cách mạnh mẽ sao cho tốt hơn cho cơ thể và không có tác dụng phụ. Các bác sĩ, bệnh viện cũng sẽ phải thay đổi cách đón tiếp, điều trị, và chăm sóc bệnh nhân theo hướng “bệnh nhân là trên hết” đúng nghĩa.
16. Bạn nghĩ gì về Thầy Bùi Quốc Châu?
Ấn tượng đầu tiên của tôi là Thầy quá hiền và gần gũi. Nụ cười luôn sảng khoái và chân chất của Thầy làm tôi không thể nào quên được. Trên hết, con người lớn ấy với cái TÂM quá lớn sẽ mãi là động lực và tấm gương sáng cho tôi trong suốt cuộc đời này.
17. Bạn nghĩ gì về Tâm ngôn của Thầy Bùi Quốc Châu?
Tâm ngôn của Thầy Bùi Quốc Châu tuy ngắn gọn nhưng rất súc tích và sâu sắc. Những gì Thầy đã phát minh ra đều có căn cứ khoa học (Dụng cụ ↔ Kiến thức Đông-Tây y), và có mục đích (Đồ hình Phản chiếu Đồng ứng ↔ Sinh huyệt Định huyệt Diện chẩn BQC, hay Các Thuyết Diện chẩn ĐKLP BQC ↔ Phác đồ Hồ trợ & Điều trị).
18. Sau khi học xong khoá căn bản này, bạn có ước muốn sẽ làm gì trong tương lai?
Sau khi học xong khoá căn bản này, tôi sẽ cố gắng tự chữa bệnh cho bản thân mình và cho người thân càng nhiều càng tốt. Đối với người ngoài, bất cứ khi nào họ cần, tôi cũng đều sẵn lòng để trau dồi kinh nghiệm và khả năng cho bản thân. Đến lúc nghỉ hưu, tôi sẽ tập trung cho Diện chẩn nhiều hơn trong việc phục vụ bất kỳ bệnh nhân nào cần đến mình.
19. Thế giới quan và nhân sinh quan của bạn sau khi học xong?
Ảnh hưởng nhiều từ Thầy tổ Bùi Quốc Châu, tôi “ngộ” ra nhiều hơn về cách sống “cho” hơn là “nhận”. Tôi nhìn nhận mọi việc với cái nhìn “thoáng” hơn, nhẹ nhàng hơn, và tích cực hơn.
20. Sau khi học xong bạn muốn thành chuyên gia chữa bệnh gì?
Trong gia đình tôi có khá nhiều người lớn tuổi bị bệnh về xương khớp, tim mạch và tiểu đường. Với mục đích chính là chữa bệnh cho người thân khi đến với Diện chẩn, tôi ước mong có thể “mát tay” khi chữa các bệnh này. Hơn nữa, các bệnh xương khớp và tiểu đường hầu như khó tránh khỏi đối với bất kỳ người lớn tuổi nào. Do đó, nếu có thể chữa giỏi các bệnh này, tôi sẽ có thể giúp đỡ được rất nhiều người lớn tuổi như một cách chăm sóc, một lời tri ân đầy thiết thực đối với thế hệ trước.
21. Bạn nghĩ gì về hào quang của Thầy?
Trên lý thuyết, hào quang của Thầy là một phương thức mới rất tiện lợi và cho hiệu quả nhanh. Tuy nhiên, tôi chưa có cơ hội áp dụng hào quang của Thầy nên chưa có ý kiến gì.
22. Bạn hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa các đồ hình phản chiếu và đồ hình đồng ứng trong Diện Chẩn.
Đồ hình phản chiếu và đồ hình đồng ứng là hai công cụ vô cùng hữu hiệu trong Diện Chẩn để chữa bệnh. Hai loại đồ hình này cũng giúp mang đến các cách chữa bệnh phong phú trong Diện Chẩn.
Đồ hình phản chiếu và đồ hình đồng ứng có điểm chung là giúp xác định các vị trí đau tương ứng trên cơ thể nhằm giúp chữa bệnh.
Tuy nhiên, các đồ hình phản chiếu giúp xác định các vị trí của cơ thể tương ứng trên vùng mặt, đầu, tai, lưng, và ngực bụng cho nhiều cách chữa trị tại nhiều vị trí khác nhau. Còn đồ hình đồng ứng giúp xác định các vị trí tương ứng của cơ thể theo thuyết đồng hình hoặc đồng dạng. Từ đó, thay vì tác động tại điểm đau bệnh, chúng ta cũng có thể dễ dàng suy ra các vị trí tương ứng khác giúp cho việc điều trị tiện lợi hơn.
23. Bạn hãy so sánh sự khác nhau và giống nhau giữa các dụng cụ Diện Chẩn.
Điểm giống nhau ở các dụng cụ Diện Chẩn là đều dùng để giảm đau, giúp lưu thông hoặc cân bằng. Ngoài ra, mỗi dụng cụ Diện Chẩn đều mang tính Hàn hoặc tính Nhiệt, phù hợp với tạng người hoặc tạng bệnh. Từ đó, chất liệu làm ra các dụng cụ mang tính Hàn hoặc tính Nhiệt cũng khác nhau (inox hoặc sừng / nhựa cao cấp).
Điểm khác nhau ở các dụng cụ Diện Chẩn ở kích thước và công dụng. Có dụng cụ nhỏ gọn phù hợp với vùng mặt và đầu; loại khác to hơn mạnh hơn phù hợp với vùng thân, tay, chân. Các dụng cụ được thiết kế cho từng mục đích khác nhau, như cây dò để tìm sinh huyệt hoặc day ấn, cây gai đôi để lăn, bàn chải tiên và đầu lăn đồng để massage làm đẹp da mặt, v.v…
* Báo cáo về Âm dương khí công?
Tôi chưa thành công với Âm dương khí công. Tôi vẫn sẽ tiếp tục tập luyện mỗi ngày và tin rằng sẽ sớm thành công.