Diện Chẩn

Hoạt Động

Đại Giản Thuật

Thơm mát khổ qua nấu gừng non

Ngày đăng: 14/12/2020 02:40 PM

TTO – Gừng được dùng như một gia vị, làm trà để uống, và còn là vị thuốc.

Cũng như gừng, khổ qua (mướp đắng) là một loại rau quả được sử dụng làm thực phẩm và dược phẩm. Khổ qua có thể chế biến thành nhiều món ngon như là gỏi, kho với thịt, xào với trứng, dồn thịt. Tuy nhiên, có ít người biết rằng phối hợp khổ qua với gừng để tạo thành một món ăn ngon khỏe, đó là món canh khổ qua nấu với sườn và gừng non.

Chế biến đơn giản

Theo anh Phạm Hữu Phước – một điều dưỡng giàu kinh nghiệm của khoa nội tiết Bệnh viện Trưng Vương: “Thường khi dùng gừng cho vào canh thì người nấu chỉ xắt vài lát gừng già cho có vị. Ngược lại, trong món canh này sử dụng rất nhiều gừng non, càng non thì càng ngon và dễ nuốt, và điều này tạo nên nét đặc trưng cho món ăn”.

Cách chế biến món canh này cũng rất đơn giản. Chọn mua sườn non, chặt khúc vừa ăn, trụng sơ qua nước sôi cho sạch. Gừng chọn phần non đem cạo vỏ, xắt khoanh mỏng. Khổ qua cạo bỏ phần ruột rồi cắt khúc vừa ăn.

Đặt nồi nước ước lượng vừa đủ, đun sôi thì cho sườn vào nấu đến khi thịt vừa chín tới thì vớt ra.

Tiếp đến là cho khổ qua và gừng non vào nấu cho đến khi nồi nước dùng sôi trở lại thì cho sườn non vào nấu tiếp. Giảm lửa, ninh khoảng 15-20 phút cho thịt mềm.

Cuối cùng là nêm nếm nồi canh sao cho vừa miệng, thêm ít tiêu và hành cho thơm. Hương thơm lan tỏa bát ngát làm kích thích mạnh khứu giác, vị ngọt của xúp, vị đắng của khổ qua và the cay của gừng hòa quyện nhau tạo nên sự thanh ngọt, độc đáo của món canh này, ăn một lần là nhớ mãi.

Hơn nữa, đây không phải là món ăn bình thường mà là một bài thuốc, nhất là cho người bệnh đái tháo đường kèm theo các vấn đề khác như béo phì, viêm xương khớp, tăng mỡ máu, gan nhiễm mỡ…

Chữa được nhiều bệnh

Gừng và khổ qua đều có khả năng làm giảm lượng đường trong máu ở người đái tháo đường type 2. Chất gingerol ở gừng có khả năng cải thiện bệnh đái tháo đường nhờ tăng cường độ nhạy cảm của insulin, cải thiện và ngăn ngừa biến chứng võng mạc do đái tháo đường.

Ba chất chứa trong khổ qua như charantin, vicine và một hợp chất tương tự insulin được gọi là polypeptide-p, đã được chứng minh là có khả năng làm giảm đường huyết khi dùng riêng lẻ hoặc phối hợp cùng nhau.

Ngoài ra trong khổ qua còn chứa chất lectin làm giảm nồng độ đường trong máu bằng cách tác động vào các mô ngoại biên, ức chế sự thèm ăn, giúp hỗ trợ giảm cân.

Chiết xuất từ gừng có tác dụng giảm đau mức độ nhẹ đến vừa ở bệnh nhân viêm xương khớp. Thảo mộc này rất giàu chất chống oxy hóa và chất chống viêm, giúp giảm đau và sưng. Một số tác dụng khác của gừng và khổ qua là: giảm đau bụng, nôn và buồn nôn, đau bụng kinh, giúp điều trị bỏng và bệnh về da, giảm sốt và ho kéo dài…

Bài viết khác

VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM & THỰC ĐẠO

Dân tộc ta có nhiều câu nói về Ăn Uống như: “Dĩ thực vi tiên”, “Ăn chưa no, lo chưa tới”, “Có thực mới vực được đạo”, “Ăn trông nồi, ngồi trong hướng”, “Tiếng chào cao hơn mâm cỗ”, “Liệu cơm gắp mắm”, “Nhường cơm xẻ áo”, “Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời”,…

Xem thêm

Toa Dương Thang

Nên ăn vào khoảng 7-8 giờ tối, ăn mỗi ngày một lần. Ăn cách 30 phút – 1 giờ sau khi ăn cơm.

Xem thêm

Top 8 mẹo trị đờm hiệu quả, nhất là từ thực phẩm có sẵn trong bếp

SKĐS – Những biện pháp đơn giản như xông hơi, súc miệng nước muối, dùng mật ong, chanh tươi, hay đơn giản là món súp gà giúp trị đờm rất hiệu nghiệm.

Xem thêm

Những nguy hại từ sai lầm ăn kiêng ‘quá ít muối’

Thiếu hụt quá nhiều muối trong ăn kiêng đem lại tác dụng giảm cân và gây ra các vấn đề sức khỏe khác. Muối là thứ gia vị thiết yếu trong ăn uống hàng ngày. Việc phân bổ lượng muối không hợp lý gây nên vấn đề nghiêm trọng.

Xem thêm

11 sai lầm khi chế biến rau làm tổn hại sức khỏe

Đa số mọi người đều mắc các sai lầm sau khi ăn rau xanh khiến rau mất đi chất dinh dưỡng và thậm chí còn ẩn chứa các nguy cơ gây bệnh cực nguy hiểm.

Xem thêm