Diện Chẩn

Hoạt Động

Đại Giản Thuật

HƯỚNG DẪN TẬP “ÂM DƯƠNG KHÍ CÔNG” DÀNH CHO NGƯỜI CHƯA BIẾT CÁCH TẬP TRUNG

Ngày đăng: 18/11/2020 04:01 PM

*Tác giả: Bùi Minh Luân

Thầy Bùi Minh Luân (Ảnh: VP/TTVYDQT)

“Âm Dương Khí Công” là một công phu luyện thở nhằm điều chỉnh hai khí Âm và Dương trong hai mạch Nhâm và Đốc, do GS.TSKH. Bùi Quốc Châu (Việt Nam) sáng tạo năm 1965.

Trong nhiều năm qua, “Âm Dương Khí Công” đã được phổ biến rộng rãi cho các học viên của phương pháp Diện Chẩn Điều Khiển Liệu Pháp cũng là một phát minh của GS.TSKH. Bùi Quốc Châu – một phương pháp giúp cơ thể tự chữa bệnh mà không cần dùng thuốc thuần tuý của Việt Nam và hiện nay đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Nhờ áp dụng “Âm Dương Khí Công” trong phương pháp Diện Chẩn ĐKLP mà sức khoẻ, trí lực của các học viên và bệnh nhân không những tăng lên đáng kể mà còn giúp tăng hiệu quả chữa bệnh (chữa được nhiều bệnh hơn, bệnh trạng mau khỏi hơn).

Mặc dù cách thở “Âm Dương Khí Công” và những lưu ý khi tập thở đã được GS.TSKH. Bùi Quốc Châu giới thiệu trong quyển “Âm Dương Khí Công” (NXB Đà Nẵng), nhưng người mới tập thở đa phần không thể thở đúng được do tự tập ở nhà hoặc ý lực chưa đủ mạnh và vì Âm Dương Khí Công là một phép thở được điều khiển bằng “Ý” chứ không phải thở bình thường bằng phổi, đây là lối thở “giữ khí” theo nguyên tắc ÊM – NHẸ – NGẮN – CẠN (khác với một số phép thở khác ÊM – NHẸ – DÀI – SÂU)

Do đó, qua thực tiễn bản thân thực hành và giảng dạy nhiều năm về Âm Dương Khí Công, tôi giới thiệu trong bài viết này một cách thở do tôi tìm ra, có thể giúp người mới tập thở Âm Dương Khí Công nhanh chóng làm quen được với cách thở Âm Dương Khí Công và từ đó, dần dần có thể chủ động thở được một cách dễ dàng.

NỘI DUNG CHI TIẾT

Trước tiên, người tập cũng cần tuân thủ những nguyên tắc chung khi tập Âm Dương Khí Công về môi trường tậptư thế, thời gian tập, tỷ lệ thở và thường xuyên theo dõi cơ thể (khi có chuyển biến xấu thì phải dừng lại ngay lập tức).

Để làm quen với cách thở Âm Dương Khí Công theo cách tác giả đề cập, người tập sẽ thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

  1. Chép lại ra giấy nội dung sau, sao cho có thể đọc được liên tục, không bị ngắt quãng:
Thở đường Dương:

–        Hít vào, thở ra khá sâu vài lượt tạo trớn

–        Bắt đầu hít vào bằng mũi, rất nhẹ và chậm, một cách tự nhiên, vừa hít vừa nghĩ tưởng tượng có một làn hơi như sương khói và nhỏ cỡ chiếc đũa hoặc nhỏ hơn chạy dưới da vài milimét, từ mũi xuống bụng, qua rốn khoảng 3 – 4 centimet nơi Đan Điền – Khí Hải thì dừng lại. Ngay lúc ấy, liền nín thở (không nén hơi tại đây, chỉ nên để ý làn hơi tưởng tượng, không phải hơi thở thật)

–        Nín hơi ở Đan Điền độ 5 – 10 tiếng đếm thầm tuỳ sức mình. Đồng thời tập trung tư tưởng ở đó.

–        Sau khi nín hơi xong. Bắt đầu tưởng tượng làn hơi khi nảy, chạy ngược lên theo đường cũ đến mũi

–        Đến đây bắt đầu thở ra bằng mũi nhẹ nhàng, thoải mái, vừa phải

Thở đường Âm:

–        Hít vào, thở ra khá sâu vài lượt tạo trớn

–        Bắt đầu hít vào bằng mũi, rất nhẹ và chậm, một cách tự nhiên, vừa hít vừa nghĩ tưởng tượng có một làn hơi như sương khói và nhỏ cỡ chiếc đũa hoặc nhỏ hơn chạy dưới da vài milimét, từ mũi xuống bụng, qua rốn khoảng 3 – 4 centimet nơi Đan Điền – Khí Hải thì dừng lại. Ngay lúc ấy, liền nín thở (không nén hơi tại đây, chỉ nên để ý làn hơi tưởng tượng, không phải hơi thở thật)

–        Nín hơi ở Đan Điền độ 5 – 10 tiếng đếm thầm tuỳ sức mình. Đồng thời tập trung tư tưởng ở đó

–        Sau đó tưởng tượng cho làn hơi từ Đan Điền chạy xuống bộ phận sinh dục, qua hậu môn, nhíu hậu môn một cái bắt buộc, vòng qua chót xương khu, theo cột sống chạy lên (dưới da vài milimet, không được cho hơi chạy trong cột sống), qua ót, lên đỉnh đầu rồi chạy xuống đầu mũi

–        Thở ra bằng mũi, nhẹ nhàng, thoải mái, vừa phải

  1. Đọc từng chữ trong nguyên văn nội dung trên(tuỳ muốn thở đường Dương hoặc đường Âm mà đọc tương ứng). Thông thường người mới tập nên đọc ít nhất 30 lần cho 1 đường thở.

Điểm hay của phương pháp này là người tập chỉ cần đọc hoặc thầm trong bụng mà không cần phải quán tưởng, suy nghĩ hoặc cố gắng điều khiển hơi thở mà vẫn có thể đạt được hiệu quả như khi điều khiển hơi thở thật sự và dần hình thành phản xạ có điều kiện để não bộ tự điều khiển hơi thở đi theo Đường Dươnghoặc Đường Âm tuỳ vào người tập nhớ lại nội dung hướng dẫn của đường đó và nhẩm đọc theo.

Ngoài ra, cũng có hiệu quả khi người tập học thuộc lòng và viết lại nội dung đó (ví dụ: viết ra giấy, gõ máy tính, hoặc bất kỳ hình thức nào miễn sao nội dung từng câu trong đoạn “khẩu quyết” nêu trên không bị ngắt quãng (gây đứt mạch)

Thận trọng: Cũng như những lưu ý khi thở Âm Dương Khí Công, vì đây là một phương pháp có tác động rất mạnh, nhanh và toàn diện nên cần lưu ý tập trung khi thở. Nếu không tập trung thì rất dễ dẫn đến khí huyết bị nghịch chuyển và tác động xấu đến sức khoẻ.

  1. Hồ Chí Minh, ngày 27/04/2018.

Bài viết khác

TÍNH ÂM DƯƠNG LIÊN HỆ QUA CÁC DẠNG ĐỐI LẬP

Xem thêm

Báo Cáo Thở Âm Dương Khí Công - CƠ THỂ CÓ MÙI THƠM LÀI

Sáng 3Âm/2 Dương; Tối 3 Dương/2Âm; tự nhiên các bệnh nêu trên của con cũng từ từ hết, đến khoảng 4-5 tháng thì một hôm con đi làm tóc: Thợ làm tóc nói "tóc chị thơm mùi giống mùi hoa lài"; hôm đó con thì từ sáng đến lúc đó chưa gội đầu (thậm chí chưa tắm dự định ghé gội đầu về tắm luôn à). Con nói chị đâu tắm gội gì đâu mà có mùi hoa lài. Tối con ngồi nghĩ đến lời cô gái ấy nên lấy tay chà nhẹ lên da mình: một mùi thơm không phải hẳn hoa lài, con chà khắp mình mẩy đâu cũng thơm.

Xem thêm

ẨM THỰC LIỆU PHÁP HAY LÀ ĂN UỐNG TRỊ BỆNH

ĂN UỐNG là một vấn đề sống còn của con người. Không ĂN UỐNG thì chết nhưng ăn uống sai lầm không có điều độ cũng sinh bệnh, đôi khi dẫn đến cai chết một cách nhanh chóng. Do đó có câu “BỆNH TÒNG KHẨU NHẬP” (bệnh theo miệng mà vào).

Xem thêm

TRƯỜNG HỢP NÀO KHÔNG NÊN ĂN CAM?

Đồng bào ta thường nói “CAM HÀN, QUÍT NHIỆT, BƯỞI TIÊU" (Cam thì lạnh, Quít thì nóng, Bưởi thì tiêu thực). Câu nói đó bao hàm một sự thật mà đồng bào ta đã chiêm nghiệm và đúc kết qua bao thế hệ về ba loại trái cây trên. Thế mà chúng ta hàng ngày vẫn sử dụng một cách không ý thức về ba thứ trái cây trên cho nên vô tình gây ra nhiều bệnh tật hoặc kéo dài một bệnh lẽ ra đã lành từ lâu.

Xem thêm

DÙNG NƯỚC ĐÁ NHƯ THẾ NÀO?

Như mọi sinh vật trên trái đất này, con người chịu ảnh hưởng mật thiết của khí hậu và thời tiết, cụ thể là các yếu tố vật lý như nóng lạnh. Bên cạnh những tác hại của việc tắm nược lạnh lúc cơ thể đang nóng nực, bài viết này muốn nói đến những tác hại không kém phần lớn lao của một thức uống rất phổ biến trên hành tinh này. Đó là NƯỚC ĐÁ. Tại sao NƯỚC ĐÁ lại gây những tác hại lớn lao trong sức khỏe con người? Vô lý! Nhiều người uống nước đá hoài, có sao đâu?

Xem thêm