Diện Chẩn

Hoạt Động

Đại Giản Thuật

Cách dùng bột ngot không hại sức khỏe

Ngày đăng: 14/12/2020 11:31 AM

Người nội trợ cần hiểu rõ bột ngọt chỉ là một phụ gia thực phẩm có tác dụng điều vị, làm cho thực phẩm ngon và hấp dẫn hơn tương tự như các gia vị khác, chứ bản thân bột ngọt và các gia vị nói chung không phải là chất dinh dưỡng. Vì thế, không nên dùng bột ngọt để thay thế cho các chất dinh dưỡng có trong thịt, cá, trứng, sữa…

Bác sĩ Nguyễn Đăng Khoa cho biết, không phải bột ngọt không có tác dụng. Ngoài tác dụng là gia vị làm tăng thêm độ ngọt của thức ăn mà không làm thay đổi mùi vị của thức ăn, bột ngọt còn tác động vào thần kinh vị giác, kích thích dạ dày tiết dịch dồi dào và tăng cuờng sự hoạt động của các men, do đó tăng cường sự hấp thụ các chất dinh dưỡng của cơ thể.

Tuy nhiên, bột ngọt chỉ có tác dụng sau khi hòa tan vào thức ăn nóng. Với từng loại thức ăn khác nhau có phương pháp dùng bột ngọt phù hợp.

Thực tế, nếu dùng quá nhiều hoặc dùng không đúng cách, bột ngọt có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác nhau. Các tác dụng phụ thường gặp nhất khi tiêu thụ bột ngọt có thể bao gồm cảm giác nóng rát ở khuôn mặt, cánh tay hoặc ngực; tê nhẹ từ cổ đến tay, ngứa ran ở mặt, cánh tay hoặc cổ, nhức đầu, ngực đau, buồn nôn, tim đập nhanh, buồn ngủ, khó thở và suy yếu. Đặc biệt tình trạng khó thở sẽ trở nên tồi tệ hơn ở những người bị hen….

Các chuyên gia về dinh dưỡng cũng khuyên rằng, bạn nên hạn chế ăn ngoài hàng rong, phố xá vì bạn không thể kiểm soát được lượng bột ngọt sử dụng trong thức ăn.

Với trẻ em, không nên cho ăn bột ngọt vì nó rất hại cho trí não của trẻ.

Đối với những người bị mỡ máu, tiểu đường, trẻ em, phụ nữ mang thai và những người béo phì, đau đầu kinh niên, hen suyễn rất dễ dị ứng với bột ngọt.

Nhưng hầu hết các nhà hàng, quán tiệm đều dùng bột ngọt để chế biến món ăn, Do vậy, chúng ta khó tránh bột ngọt trong các thực phẩm phẩm hiện nay vì tất cả các thực phẩm đều có bột ngọt.

Lưu ý một số điều khi dùng bột ngọt

-Không nấu ở nhiệt độ cao: Khi cho thêm bột ngọt vào thức ăn được nấu ở nhiệt độ cao sẽ xảy ra thay đổi hóa học, khiến bột ngọt trở nên có hại cho sức khỏe. 70 – 90 độC là nhiệt độ thích hợp nhất để hòa tan bột ngọt. Vì vậy nên gia giảm bột ngọt khi thức ăn đã chín và bắc khỏi bếp.
-Không cho trực tiếp vào thực phẩm nguội: Bột ngọt hòa tan kém ở nhiệt độ thấp. Nếu bạn muốn sử dụng bột ngọt để tăng vị ngon cho món nguội thì nên hòa tan bột ngọt trong nước ấm rồi mới trộn vào thức ăn nguội.

-Không cho vào các thực phẩm ngọt: Tuyệt đối không nên thêm bột ngọt vào thực phẩm có vị ngọt tự nhiên (cà chua, tôm….) vì sẽ làm mất hương vị, độ ngọt của món ăn và gây vị khó ăn.
-Không dùng quá nhiều: Cũng như các gia vị khác, lượng bột ngọt dư thừa sẽ khiến món ăn bị mất vị và còn có hại cho sức khỏe.

-Không nên dùng với trứng: Trong trứng có nhiều bột và khi kết hợp với muối natri clorua rồi đun nóng sẽ tạo ra thứ bột ngọt tinh khiết, giúp trứng có hương vị thơm ngon. Vì thế cho bột ngọt vào trứng là thừa và còn không tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, các loại bột ngọt, bột nêm giả nhái có thể pha thêm những chất có hình dáng tương tự như hàn the, phèn. Các chất này là tác nhân gây tổn hại cho dạ dày, gan, làm cho con người kém ăn, khó chịu toàn thân và có thể gây ung thư bàng quang.

www. suckhoedoisong.vn

Bài viết khác

TÍNH ÂM DƯƠNG LIÊN HỆ QUA CÁC DẠNG ĐỐI LẬP

Xem thêm

Báo Cáo Thở Âm Dương Khí Công - CƠ THỂ CÓ MÙI THƠM LÀI

Sáng 3Âm/2 Dương; Tối 3 Dương/2Âm; tự nhiên các bệnh nêu trên của con cũng từ từ hết, đến khoảng 4-5 tháng thì một hôm con đi làm tóc: Thợ làm tóc nói "tóc chị thơm mùi giống mùi hoa lài"; hôm đó con thì từ sáng đến lúc đó chưa gội đầu (thậm chí chưa tắm dự định ghé gội đầu về tắm luôn à). Con nói chị đâu tắm gội gì đâu mà có mùi hoa lài. Tối con ngồi nghĩ đến lời cô gái ấy nên lấy tay chà nhẹ lên da mình: một mùi thơm không phải hẳn hoa lài, con chà khắp mình mẩy đâu cũng thơm.

Xem thêm

ẨM THỰC LIỆU PHÁP HAY LÀ ĂN UỐNG TRỊ BỆNH

ĂN UỐNG là một vấn đề sống còn của con người. Không ĂN UỐNG thì chết nhưng ăn uống sai lầm không có điều độ cũng sinh bệnh, đôi khi dẫn đến cai chết một cách nhanh chóng. Do đó có câu “BỆNH TÒNG KHẨU NHẬP” (bệnh theo miệng mà vào).

Xem thêm

TRƯỜNG HỢP NÀO KHÔNG NÊN ĂN CAM?

Đồng bào ta thường nói “CAM HÀN, QUÍT NHIỆT, BƯỞI TIÊU" (Cam thì lạnh, Quít thì nóng, Bưởi thì tiêu thực). Câu nói đó bao hàm một sự thật mà đồng bào ta đã chiêm nghiệm và đúc kết qua bao thế hệ về ba loại trái cây trên. Thế mà chúng ta hàng ngày vẫn sử dụng một cách không ý thức về ba thứ trái cây trên cho nên vô tình gây ra nhiều bệnh tật hoặc kéo dài một bệnh lẽ ra đã lành từ lâu.

Xem thêm

DÙNG NƯỚC ĐÁ NHƯ THẾ NÀO?

Như mọi sinh vật trên trái đất này, con người chịu ảnh hưởng mật thiết của khí hậu và thời tiết, cụ thể là các yếu tố vật lý như nóng lạnh. Bên cạnh những tác hại của việc tắm nược lạnh lúc cơ thể đang nóng nực, bài viết này muốn nói đến những tác hại không kém phần lớn lao của một thức uống rất phổ biến trên hành tinh này. Đó là NƯỚC ĐÁ. Tại sao NƯỚC ĐÁ lại gây những tác hại lớn lao trong sức khỏe con người? Vô lý! Nhiều người uống nước đá hoài, có sao đâu?

Xem thêm