Diện Chẩn

Hoạt Động

Đại Giản Thuật

CẬP NHẬT BỘ HUYỆT MỐC BQC VÀ ĐỒ HÌNH BỘ HUYỆT BQC - DIỆN CHẨN ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP

Ngày đăng: 07/08/2021 09:29 AM

Cập Nhật Bộ Huyệt Mốc BQC Và Đồ Hình Bộ Huyệt BQC – DC ĐKLP

Đăng bởi: Diện ChẩnNgày đăng: Trong: Giáo trình Diện Chẩn

Bộ Huyệt Mốc BQC

Sau thời gian thực nghiệm, nay huyệt số 4 BQC vừa được GSTSKH Bùi Quốc Châu, người phát minh Diện chẩn- điều khiển liệu pháp cho xếp vào bộ Huyệt Mốc BQC. Vậy bộ Huyệt Mốc trước đây gồm 25 huyệt vừa được bổ sung thêm 1 huyệt nữa là huyệt số 4 nên tổng cộng có 26 Huyệt Mốc.

Huyệtsố VỊ TRÍ 26 HUYỆT MỐC
Tuyến dọc Tuyến ngang Mô tả
0 P-Q 7 Trên đường biên giữa bình tai và da mặt
3 G 7-8 Trên đường dọc qua con ngươi xuống gò má
4 C- D 7-8 Chỗ cánh mũi bên trái bắt đầu nở ra (từ huyệt 61 bên trái chếch lên 1 – 2mm vô sóng mũi)
8 O 5 Trên sống mũi – ngang hai mắt
17 E 10 Hai bên mép
19 O 8-9 Điểm cao nhất của rãnh nhân trung
26 O 9 Chính giữa hai lông mày
37 G 8 Ngang cánh mũi
38 G 9 Cuối hai đường rãnh mép
39 E-G 8-9 Hai bên mép ngang cánh mũi
49 E-G 8-9 Dưới đường rãnh mép phải
50 G 8-9 Bên má phải sát huyệt 49
61 D 7-8 Trên đỉnh hai mép trên (bắt đầu) cánh mũi
63 O 9 Chính giữa nhân trung
64 D 8-9 Điểm thấp nhất của cánh mũi
65 C 4 Góc trên lông mày
73 G 6 Trên đường dọc giữa con ngươi dưới mắt
87 O 12 Điểm lồi nhất ụ cằm
103 O 2 Chính giữa trán
106 O 3 Chính giữa điểm thấp của trán
126 O 0 Trên đỉnh giữa trán sát mép tóc
127 O 11-12 Giữa phần trên ụ cằm gần môi dưới
130 M 5 Dưới thái dương – ngang khóe mắt
143 O 8-9 Điểm chính giữa 2 lỗ mũi nhìn từ dưới lên
178 B 8 2 bên đỉnh mũi, bên cánh mũi
342 O I Chính giữa điểm cao của trán

(Lưu ý: Trong một số giáo trình DC cũ, do lỗi trình bày văn bản, trong bài học có tựa là “24 Huyệt mốc”, đếm trong bảng kê thì lại có đến 25 huyệt. Nay tất cả những bài đó được thay thế bằng bài “26 Huyệt mốc” này)

Đồ Hình Mới Cập Nhật Về Bộ Huyệt BQC

Nhân đây, GSTSKH Bùi Quốc Châu và TT/VYĐQT giới thiệu cùng học viên DC và giới nghiên cứu DC-ĐKLP hai đồ hình mới cập nhật vào tháng 10-2016 về toàn bộ các Huyệt BQC nhìn thẳng và nhìn nghiêng, do anh La Đạt Phú (Khóa 137+138 DC) thực hiện. Đặc biệt trong 2 đồ hình này đã có bổ sung Huyệt số 4.

Những điều cập nhật nêu trên sẽ được đưa vào giáo trình của các các khóa đào tạo DC tới, từ Khóa 142 (dự kiến khai giảng tháng 12/2016) trở đi.

VP/TTVYĐQT

Bài viết khác

Các huyệt trên mặt Diện Chẩn

Để biết rõ các huyệt trên mặt Diện Chẩn thì hãy cùng Trung Tâm Việt Y Đạo Quốc Tế tham khảo ngay bài viết sau đây nhé. Những thông tin này sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều đấy. 

Xem thêm

Cách giảm mỡ bụng bằng Diện Chẩn

Trung Tâm Việt Y Đạo Quốc Tế sẽ hướng dẫn cách giảm mỡ bụng bằng Diện Chẩn an toàn, hiệu quả cao mà không cần sử dụng thuốc ngay trong bài viết sau. Nếu bạn đang quan tâm thì đừng bỏ lỡ nhé.

Xem thêm

Diện Chẩn là gì?

Diện Chẩn là gì? Phương pháp này có nguồn gốc như thế nào? Để tìm hiểu rõ hơn về phương pháp trị liệu này thì đừng bỏ qua bài viết mà Trung Tâm Việt Y Đạo Quốc Tế chia sẻ dưới đây

Xem thêm

MỘT SỐ DẤU HIỆU CHẨN ĐOÁN NHÌN THẤY BẰNG MẮT

DIỆN CHẨN (chẩn đoán vùng mặt) là phương pháp chẩn đoán dựa vào sự khảo sát bằng nhiều hình thức khác nhau (bằng mắt, bằng tay hay bằng dụng cụ hoặc máy dò huyệt) những biểu hiện bệnh lý xuất hiện một cách co hệ thống trên mặt người bệnh.

Xem thêm

VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ CỦA MÔN DIỆN CHẨN – ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP BÙI QUỐC CHÂU (FACY) Bùi Quốc Châu Ngày 17 tháng 8 năm 1991

Còn việc khám phá và vẽ ra các Đồ hình trên Mặt (và sau này trên toàn thân) tức là những vùng phản xạ được hệ thống hóa một cách nhất quán – là do tôi vận dụng một trong những quy tắc cốt yếu và đồng thời cũng là quy tắc đầu tiên để khám phá và thiết lập Đồ hình. Đó là quy tắc ĐỒNG HÌNH TƯƠNG TỤ (Correspondance en meme forme). Phải nói chính nhờ quy tắc này mà tôi khám phá ra nhiều Đồ hình phản chiếu một cách rất dể dàng và nhanh chóng Quy tắc này do đâu mà có? Thật ra ít có ai có thể biết được rằng quy tắc này được gợi ý từ câu “ĐỒNG THANH TƯƠNG ỨNG, ĐỒNG KHÍ TƯƠNG CẦU” trong kinh Dịch (chương Văn khôn quẻ kiền) (1). Trong câu này, tôi khám phá ra điểm then chốt là chữ Đồng (tức là giống nhau hay tương tự nhau) nghĩa là hễ ĐỒNG là có LIÊN HỆ NHAU, TƯƠNG ỨNG NHAU. Từ đó tôi triển khai thêm một vấn đề nữa đó là ĐỒNG HÌNH TƯƠNG TỤ, nghĩa là cái giống nhau cái tương tự hình dạng nhau thì có liên hệ hay quy tụ lại với nhau (Quy tắc này về sau được tôi khái quát hóa thành THUYẾT ĐỒNG ỨNG với ý nghĩa rộng lớn bao quát trên nhiều lĩnh vực hơn).

Xem thêm