Đau ngón chân cái là vấn đề phổ biến, gây ra nhiều khó chịu trong sinh hoạt. Bạn đã thử nhiều cách mà vẫn không khỏi? Đừng lo lắng, Công Ty TNHH Quốc Tế Việt Y Đạo sẽ giới thiệu phương pháp Diện Chẩn chữa đau ngón chân cái để hỗ trợ cho bạn. Hãy theo dõi bài viết ngay sau đây nhé!
Đau ngón chân cái, dù ở mức độ nhẹ hay nặng, đều có thể gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt. Đi lại, mang vác vật nặng, thậm chí là đi giày dép không phù hợp cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Do đó, Công Ty TNHH Quốc Tế Việt Y Đạo sẽ đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân, cách thực hiện và những lưu ý khi áp dụng Diện Chẩn chữa đau ngón chân cái, giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống. Hãy theo dõi bạn nhé!
Nguyên nhân đau ngón chân cái
Đau ngón chân cái là tình trạng phổ biến, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như sau:
Chấn thương
Chấn thương có thể do:
- Va đập mạnh, xoắn khớp, trật khớp hoặc gãy xương ngón chân cái có thể gây ra các cơn đau cấp tính;
- Viêm khớp ngón chân cái là tình trạng thoái hóa khớp ngón chân cái, thường gặp ở người lớn tuổi, gây đau nhức, cứng khớp và sưng tấy;
- Viêm bao hoạt dịch khớp ngón chân cái do sử dụng giày dép không phù hợp, vẹo ngón chân cái, hoặc do chấn thương lặp đi lặp lại.
Bệnh lý
Có các bệnh lý cụ thể như sau:
- Viêm khớp dạng thấp: Là bệnh tự miễn ảnh hưởng đến nhiều khớp, bao gồm cả ngón chân cái;
- Gút: Do tích tụ axit uric trong máu, gây sưng đỏ, nóng và đau dữ dội ở các khớp, đặc biệt là ngón chân cái;
- Viêm nhiễm: Vi khuẩn, nấm hoặc virus có thể xâm nhập vào khớp ngón chân cái gây nhiễm trùng, dẫn đến đau, sưng, đỏ và nóng;
- Bệnh lý thần kinh: Viêm dây thần kinh hoặc hội chứng đường hầm cổ chân có thể gây ra cảm giác đau nhức, tê bì hoặc ngứa ran ở ngón chân cái.
Cách điều trị đau ngón chân cái bằng Diện Chẩn
Cách thực hiện Diện Chẩn cho người đau ngón chân cái gồm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Trong 2 ngày đầu
Ở 2 ngày đầu tiên, bạn cần thực hiện như sau:
- Bấm huyệt bộ "Tiêu viêm": 41, 143, 127, 19, 37, 38;
- Ngâm chân bằng dấm táo pha loãng;
- Dùng Búa lớn đầu cao su gõ tại chỗ;
- Băng thun bó 5 ngón chân để cố định khớp.
Xem Thêm: Tra Huyệt Diện Chẩn
Giai đoạn 2: Sau 2 ngày
Giai đoạn này bao gồm:
- Bấm huyệt bộ "Thông nghẽn nghẹt", "Tiêu viêm" và "Bổ Âm Huyết";
- Lăn hơ các điểm đồng ứng của chân trên mặt, thái dương, cằm, ngực, lưng, xương cụt, bụng,...
Xem Thêm: Mua Dụng Cụ Diện Chẩn
Hiệu quả của chữa đau ngón chân cái bằng Diện Chẩn
Diện Chẩn sử dụng các huyệt đạo trên khuôn mặt để tác động, điều chỉnh chức năng các bộ phận cơ thể, mang lại nhiều hiệu quả tích cực như:
- Giảm đau hiệu quả: Giúp thư giãn cơ, giảm co thắt, từ đó giảm cảm giác đau nhức;
- Cải thiện tình trạng viêm sưng: Tăng cường lưu thông khí huyết đến vùng ngón chân cái, giúp cung cấp dinh dưỡng và oxy cho các mô, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, từ đó giảm sưng tấy và viêm nhiễm;
- Tăng cường sức khỏe tổng thể: Cải thiện lưu thông máu, hỗ trợ chức năng tim mạch và hệ hô hấp;
- An toàn và không xâm lấn: Không sử dụng thuốc hay can thiệp y tế, phù hợp với mọi lứa tuổi, kể cả phụ nữ mang thai và trẻ em.
Xem Thêm: Các Khóa Học Diện Chẩn
Những lưu ý khi chữa đau ngón chân cái bằng Diện Chẩn
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi áp dụng Diện Chẩn cho bệnh đau ngón chân cái, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để được tư vấn cụ thể về cách thực hiện các thao tác, phác đồ phù hợp với tình trạng bệnh lý của mình;
- Kỹ thuật bấm huyệt cần được thực hiện đúng cách để đảm bảo hiệu quả và tránh gây tổn thương;
- Nên thực hiện Diện Chẩn mỗi ngày, 2-3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 15-20 phút;
- Cần rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi bấm huyệt;
- Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, cần thông báo cho chuyên gia để được tư vấn và điều chỉnh phác đồ phù hợp.
Vậy là Công Ty TNHH Quốc Tế Việt Y Đạo vừa chia sẻ đến bạn toàn bộ thông tin về phương pháp Diện Chẩn chữa đau ngón chân cái, hy vọng bạn có thể cân nhắc sử dụng liệu pháp này để hỗ trợ điều trị. Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé!